Phân tích nhân tố công nghệ sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu trang khanh (Trang 91)

Công nghệ sản xuất là yếu tố vật chất của quá trình sản xuất, nó chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, công ty có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng và kịp thời về thị trường, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Vừa qua công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công ty đã đầu tư 55 tỷ đồng để nâng cấp và sửa chữa dây chuyền sản xuất ở xí nghiệp, rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm chi phí đầu tư và điều quan trọng là đáp ứng điều kiện nâng cao chất lượng hàng hóa.

80

Với dây chuyền sản xuất và công nghệ hiện đại, có công suất thiết kế 150 tấn nguyên liệu mỗi ngày, chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, cá dạng sản phẩm tôm xuất khẩu của công ty TNHH Trang Khanh đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng, kể cả thị trường khó tính như EU, thông qua đó các hợp đồng xuất khẩu ngày càng tăng. Nhìn chung, những năm qua công ty luôn đầu tư mới trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 9001:2000 và SSOP, đây là những điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặt hàng với số lượng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn người tiêu dùng, mặt khác với công nghệ hiện đại còn giúp cho công ty giảm được các khoản chi phí sản xuất, phế phẩm,… Từ đó, cho ta thấy được sự quan tâm đầu tư rất nhiều về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và điều đó còn khẳng định rõ được sự đúng đắn trong chiến lược kinh doanh trước xu thế phát triển toàn diện của công ty.

81

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN

THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TRANG KHANH 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1.1 Đánh giá tình hình xuất khẩu tôm của công ty TNHH CB thủy sản và XNK Trang Khanh sản và XNK Trang Khanh

5.1.1.1 Mặt tích cực

Nhìn chung, tình hình sản xuất của công ty TNHH Trang Khanh tăng dần qua các năm trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. Có được kết quả đáng khích lệ này là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám đốc, sự nỗ lực và không ngừng phấn đấu của toàn thể nhân viên công ty để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu và tạo niềm tin nơi khách hàng, sự tin chuộng của các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hồng Kông. Từ đó tạo tiền đề để phát triển sản phẩm của công ty ở các thị trường mới.

Về nguyên liệu đầu vào: nhà máy sản xuất của công ty nằm tại một trong những vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước với 60% tôm nguyên liệu thu mua từ các hộ có đầu tư nên công ty khá đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ tốt cho sản xuất.

Về thị trường xuất khẩu: với uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và mối quan hệ tốt với khách hàng nên công ty khá thành công trong việc giữ cân đối thị trường truyền thống là Trung Quốc và Hồng Kông. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm của công ty luôn ổn định và không ngừng được nâng cao, nên ngày càng nhận được đơn đặt hàng từ các đối tác điển hình là trong 6 tháng đầu năm 2014, công ty đã có thêm các khách hàng mới ở thị trường châu Âu.

Trong thời gian vừa qua, công ty đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền tỉnh Bạc Liêu cũng như các chính sách ban hành của Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty TNHH Trang Khanh còn được sự hỗ trợ đáng kể từ phía Nhà nước khi gia nhập WTO và VASEP như: được tự do áp dụng Chính sách trong nhóm Hộp xanh (Green Box) và Sự ưu đãi Đặc biệt - Khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Ngoài mức cam kết Hộp xanh và trong khuôn khổ Chương trình phát triển của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam còn bảo lưu

82

thêm khoản hỗ trợ Hộp hổ phách ở mức tối thiểu là 10% giá trị sản lượng, Chính phủ còn điều chỉnh các mức thuế suất về thủy sản, giảm khoảng 12% - từ mức 32,2% (tại thời điểm gia nhập WTO) xuống còn 20,1%.

5.1.1.2 Mặt hạn chế

Công ty vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Chủ yếu dựa vào những đối tác lâu năm và chờ đơn đặt hàng từ phía họ. Hơn nữa, công ty chỉ tập trung vào thị trường nước ngoài mà bỏ qua thị trường trong nước, một thị trường rất tiềm năng.

Các sản phẩm của công ty với mức độ đa dạng còn thấp và khó cạnh tranh được với các sản phẩm của doanh nghiệp lớn và sản phẩm từ nước ngoài. Hoạt động Marketing của công ty vẫn còn nhiều hạn chế nên sản phẩm của công ty vẫn còn khá đơn điệu về mẫu mã, kiểu dáng và chưa được người tiêu dùng ở nhiều nước biết đến, công ty chỉ tập trung xuất khẩu sản phẩm ở một vài thị trường truyền thống.

Công ty chưa có văn phòng đại diện chính thức ở nước ngoài để kịp thời nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh công ty và kịp thời giải quyết những khó khăn khi cần thiết.

Những năm gần đây, một số lô hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam bị phát hiện vượt dư lượng kháng sinh cho phép đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như hình ảnh thủy sản Việt Nam và gây khó khăn cho công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Để việc kinh doanh của công ty ngày càng đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cũng như có được sự phát triển bền vững trong thời gian tới thì đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời và hợp lý để phát huy những thế mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế của công ty.

5.1.2 Chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khẩu tôm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp nước ta nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông nghiệp sang Công nghiệp để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, có vai trò quan trọng thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất, giúp Việt Nam khai thác triệt để lợi thế của mình, đồng thời nó cũng là nhân tố quyết định sự tăng trưởng phát triển kinh tế.

Lợi thế của Ngành công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang có uy tín cao trên thế giới về chất lượng với hệ thống các nhà máy được trang bị hiện

83

đại, quản lý tốt và đặc biệt có lợi thế về lao động tay nghề cao và hiện đang có khách hàng với nhu cầu ngày càng tăng tại trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đủ năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực. Do vậy, để khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản và đã đem lại hiệu quả đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nhà nước đã có các chính sách kịp thời khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ việc chế biến thủy sản xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu thủy sản đến mức 0%, ân hạn nộp thuế 275 ngày khi nhập để gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,... để phát huy thế mạnh của ngành CBTS xuất khẩu nhằm tạo thêm việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (tăng 10-20%/năm) và trực tiếp góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, rút ngắn khoảng cách nhập siêu. Trong đó, chính sách ân hạn thuế 275 ngày qui định tại Điều 42 – Luật Quản lý thuế hiện hành đã tác động tích cực, rõ rệt đến xã hội và bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập, đã thúc đẩy sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Nhờ có chính sách này, doanh nghiệp không phải vay tiền với lãi suất cao để nộp thuế, có đủ thời gian để sản xuất và xuất khẩu trước thời hạn qui định, giảm được chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Mặt khác, còn khuyến khích nhiều doanh nghiệp mạnh dạn nhập khẩu nguyên liệu để chủ động sản xuất và ký kết hợp đồng với khách hàng do không phải lo vay tiền đóng thuế với mức lãi suất cao, làm tăng chi phí.

Ngoài ra, để hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu trong nước nói chung cũng như xuất khẩu thủy sản nói riêng, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định quan trọng, có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, có thể kể đến như:

 Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

 Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020.

 Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

 Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng về việc phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

84

 Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

 Quyết định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM CHO CÔNG TY TNHH CB THỦY SẢN VÀ XNK TRANG KHẨU TÔM CHO CÔNG TY TNHH CB THỦY SẢN VÀ XNK TRANG KHANH

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của công ty Trang Khanh ngày càng có hiệu quả trong thời gian tới, công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp có tính chiến lược sau:

5.2.1 Giải pháp cho nguyên liệu đầu vào

 Giảm bớt phụ thuộc vào việc thu mua tôm nguyên liệu từ thương lái trung gian bằng cách chủ động tìm nguồn nguyên liệu ổn định từ các hộ nuôi tôm thông qua việc ký hợp đồng dài hạn. Việc này tạo được sự ổn định về giá thu mua, công ty có thể giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh về giá trên thị trường.

 Song song với việc ký kết hợp đồng dài hạn với người nuôi tôm, công ty cần có các chiến lược về công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư con giống cho người nông dân trong quá trình nuôi để nguồn tôm nguyên liệu từ quá trình nuôi, khai thác đến khâu chế biến đảm bảo chật lượng an toàn vệ sinh thực phẩm một cách tuyệt đối. Việc làm này cũng đồng nghĩa với công ty đang gắn kết lòng tin của người vào chính công ty, tạo mối liên kết lâu dài.

 Thông qua việc đẩy mạnh hoàn thiện khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào, công ty có thể liên kết với các đại lý lớn thành lập quy trình sản xuất khép kín từ khâu con giống, nuôi trồng đến khâu sản xuất để cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng này cho quá trình chế biến xuất khẩu.

5.2.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ

 Nghiên cứu phân tích nhu cầu thị trường trong nước, thực hiện xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của công ty, thực hiện các hoạt động truyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm nhằm tăng sức mua nội địa - một thị trường vẫn còn rất nhiều tiềm năng.

 Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sản phẩm chủ lực là tôm sú sang các thị trường truyền thống và tăng cường tìm kiếm phát triển thị trường mới. Do đó,

85

để chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài cũng như giảm bớt những rủi ro, công ty cần đề ra các chiến lược nghiên cứu để nắm vững tình hình thị trường nước ngoài.

 Công ty nên thành lập bộ phận chuyên trách về nghiên cứu và phát triển thị trường, bộ phận này có trách nhiệm thực hiện các cuộc khảo sát, nhận diện sự biến động của thị trường, trình Ban Giám Đốc xem xét, và từ đó đề ra các cách giải quyết kịp thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

 Những thị trường truyền thống của công ty là Trung Quốc và Hồng Kông là các thị trường rất tự do trong thương mại và là nơi giao thương nhộn nhịp giữa các nước trên thế giới nên công ty có thể lợi dụng cơ hội này để tăng cường việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu đối với các khách hàng trên toàn thế giới.

 Công ty có thể mở văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các đơn vị nước nhập khẩu lớn để tăng cường khả năng tiêu thụ cho sản phẩm của mình đồng thời có thể nắm bắt các thông tin như tình hình tiêu thụ, chuyển biến giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng, các chính sách mới,... tại nơi đó để kịp thời đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm.

5.2.3 Giải pháp về marketing

Marketing là một trong những giải pháp quan trọng cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty, là vấn đề cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của công ty, uy tín của công ty cũng sẽ ngày càng được mở rộng.

5.2.3.1 Về giá cả

 Giá là một yếu tố rất nhạy cảm, ảnh hưởng nhiều đến quyết định của các nhà nhập khẩu. Vì vậy, định giá cho sản phẩm thật hợp lý không những thu hút thêm nhiều đối tác kinh doanh mà còn có thể đem lại cho công ty doanh thu và lợi nhuận cao.

 Công ty phải thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến giá cả của thị trường thế giới và của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh qua việc thường xuyên cập nhật thông tin từ Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến thủy sản, tìm kiếm nghiên cứu thông tin từ thị trường trong và ngoài nước.

 Để định giá tốt nhất cho sản phẩm, công ty có thể dùng cách thăm dò thị trường thông qua phiếu đánh giá để thu thập số liệu về các chỉ tiêu mà công ty muốn tìm hiểu. Từ đó so sánh giá của công ty đưa ra với mức giá của các đối thủ khác kết hợp với việc tính toán hợp lý các chi phí để đưa ra

86 mức giá hợp lý nhất.

 Công ty cần có chính sách chiết khấu, giảm giá cho những đối tác quen thuộc và đối tác mua hàng với số lượng lớn.

5.2.3.2 Về sản phẩm

 Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, công ty phải luôn đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Mỗi thị trường tiêu thụ đều có văn hóa tiêu dùng riêng và đòi hỏi những tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Do vậy, để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, công ty cần chú trọng đến sản phẩm từ chất lượng bên trong đến hình dáng, bao bì bên ngoài.

 Đối với sản phẩm: công ty cần tăng cường giám sát chất lượng của nguyên liệu đầu vào, đảm bảo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn sản xuất. Hiện nay,

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu trang khanh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)