Tỷ giá tác động gián tiếp tới lạm phát thông qua 3 con đường là xuất khẩu ròng, cán cân thanh toán và lạm phát giá hàng tiêu dùng nhập khẩu. Riêng đối với hàng nhập khẩu thì chỉ có những quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu cao so với GDP mới bị ảnh hưởng rõ rệt và Việt Nam lại là một trong những quốc gia đó.
Yếu tố chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước và sự hỗ trợ từ VASEP được công ty đánh giá là quan trọng vì khi Nhà nước khuyến khích xuất khẩu thì công ty được hưởng nhiều ưu đãi như qui định mức thuế suất xuất khẩu 0%, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, việc nâng tỷ giá USD/VND của Nhà nước trong thời gian qua cũng góp phần kích thích xuất khẩu, góp phần đáng kể vào việc tăng thêm doanh thu cho công ty bằng việc qui đổi tiền hàng thu được từ hoạt động xuất khẩu sang VNĐ.
Bên cạnh đó, các yếu tố mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng như việc có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng tác động khá cao đối với công ty.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011 – 6T/2014
Hình 4.10: Số liệu về tỷ giá bình quân (VND/USD) thời kì 2011 – T6/2014 19000 19500 20000 20500 21000 21500 2011 2012 2013 6T/2014 VND Năm
73
Lạm phát tăng làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, khi đồng Việt Nam tăng thì tỷ giá VND/USD giảm, thì đối với mức xuất khẩu như trước (USD/đơn vị sản phẩm) công ty sẽ thu về số lượng đồng nội tệ ít hơn, ngược lại khi tỷ giá VND/USD tăng hay nói cách khác đồng Việt Nam giảm giá thì với mức xuất khẩu như trước công ty sẽ thu được lượng nội tệ nhiều hơn, mặc dù giá thị trường quốc tế của sản phẩm xuất khẩu không thay đổi. Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và công ty TNHH Trang Khanh nói riêng, khi tỷ giá tăng thì khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng lại hạn chế phần nhập khẩu nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành thủy sản. Bên cạnh đó thì sự thay đổi tỷ giá cũng sẽ làm cho công ty thiệt thòi trong xuất khẩu, đồng USD xuống giá thì lô hàng càng lớn thì công ty càng phải chịu thiệt do giá cả đầu vào lên cao, trong khi đó thu USD về thì tỷ giá lại xuống thấp, nếu doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng mà giá USD giảm, để đảm bảo uy tín vẫn phải xuất khẩu chấp nhận lỗ tỷ giá, tình trạng này sẽ mất một thời gian dài để hồi phục.
Theo số liệu từ hình 4.10 ta thấy nếu như tỷ giá thực tế giữa VND và USD năm 2011 là 19.775 VND/USD, thì trong 6 tháng đầu năm 2014 là 21.036 VND/USD. Với sự mất giá như vậy của VND, thì các doanh nghiệp xuất khẩu được lợi, còn các doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt hại. Khi VND giảm giá, các sản phẩm sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn một cách tương đối so với sản xuất ở nước ngoài. Do đó, mặt hàng tôm xuất khẩu của nước ta luôn rẻ so với các nước khác. Theo nhận định chung tỷ giá những năm vừa qua khá ổn định, nhờ có sự điều tiết kịp thời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể như tỷ giá xuất khẩu của công ty vào năm 2011 là 19.775 đồng, nhưng đến những năm sau 2011, 2012 và 2013 tỷ giá xuất khẩu của công ty vẫn giữ nguyên 21.000 đồng. Tỷ giá ổn định sẽ thuận lợi hơn cho công ty trong việc xuất khẩu, sẽ không xảy ra tình trạng tỷ giá thay đổi trước và sau khi ký hợp đồng.