0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TÔM CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TRANG KHANH (Trang 46 -46 )

 Tiếp tục phát huy tiềm năng và thế mạnh sẵn có của công ty là thu mua và chế biến thủy sản xuất khẩu nhằm đưa công ty TNHH Trang Khanh ngày càng hoạt động có hiệu quả.

 Tiếp tục duy trì và ổn định sản xuất, cải tạo và nâng cấp khu vực nhà xưởng nhằm ổn định quá trình sản xuất. Thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản như: bao bì, hóa chất, điện nước, nguyên liệu để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.

 Tiếp tục phát triển thị trường truyền thống của công ty là Trung Quốc, Hồng Kông, nghiên cứu và tìm hiểu để đưa sản phẩm của công ty sang các thị trường mới.

 Xây dựng các chính sách thu hút người lao động giỏi chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ và có tay nghề cao nhằm xây dựng một bộ máy làm việc chuyên nghiệp và đạt hiệu quả tối ưu.

 Áp dụng các quy trình quản lý chất lượng nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín của công ty.

Gia tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ nhân viên cho công ty.

35

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY TRÁCH

NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP

KHẨU TRANG KHANH GIAI ĐOẠN 2011 - T6/2014

4.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – T6/2014

4.1.1 Đặc điểm của ngành thủy sản Việt Nam

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường bờ biển dài 3.260 km, nên rất thuận lợi để phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, và giải quyết việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động thủy sản, trong đó có trên 1,89 triệu lao động chuyên thủy sản còn lại là lao động thủy sản kết hợp, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân đặc biệt là vùng nông thôn ven biển.

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, những có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn bao gồm: vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung; vùng ven biển Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng ĐBSCL và các tỉnh nội vùng (bao gồm các tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang). Trong đó khu vực ĐBSCL với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành vùng nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Cơ cấu các vùng nuôi trồng thủy sản chính của Việt Nam được thể hiện cụ thể qua hình 4.1

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014

Hình 4.1: Cơ cấu vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước 19.8%

11.3%

0.4% 41.8%

26.7% Đông Nam Bộ

Ven biển Nam Trung Bộ Ven biển Bắc Trung Bộ ĐBSCL

36

Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong suốt hơn một thập kỷ qua với mức tăng trưởng bình quân 9,07%/năm. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam, sản lượng thủy sản thu hoạch của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013 với giá trị luôn tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng sản lượng thủy sản đạt 5.432,9 nghìn tấn, sang năm 2012 sản lượng đạt 5.732,9, tăng 300 nghìn tấn so với năm 2011 (tương đương tăng 5,5 %). Năm 2013, tổng sản lượng thu hoạch tiếp tục tăng lên, đạt giá trị 5.918,6 nghìn tấn (tương đương tăng 3,2% so với năm 2012). Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng thủy sản khai thác của nước ta đạt 2.867 nghìn tấn (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013). Qua đó cho ta thấy được, thuỷ sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thuỷ sản, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thuỷ sản, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cho ngành nông nghiệp.

Nước ta có nhiều tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản trong các lĩnh vực nước ngọt, nước lợ và biển. Khu hệ cá nước ngọt phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế và là đối tượng nuôi thâm canh. Thuỷ sản nước lợ đa dạng, có giá trị xuất khẩu lớn như tôm sú, cua biển. Nguồn lợi hải sản trên biển rất đa dạng với hơn 2.000 loài cá thuộc 717 giống, 178 họ, tôm biển có 255 loài, hơn 25 loài mực,... Ngoài ra còn có nhiều loài động vật biển phong phú và có giá trị khác như cua, ghẹ, nhuyễn thể và các loài giáp xác khác, v.v... Với tiềm năng mặt nước lớn và nguồn lợi thuỷ sản phong phú, Việt Nam hoàn toàn có thể và cần thiết phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực nông, lâm, thuỷ sản, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Tình hình khai thác thuỷ sản

Khai thác thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản và tham gia bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển. Ở nước ta khai thác thuỷ sản mang tính nhân dân rõ nét. Nghề cá ở khu vực nhân dân chiếm 99% số lượng lao động và 99,5% sản lượng khai thác thuỷ sản. Theo chủ trương của Bộ Thuỷ sản, hướng cơ bản của sự phát triển là hạn chế khai thác ven bờ, mở rộng khai thác thuỷ sản xa bờ nhằm tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Do vậy, trong vài năm trở lại đây, số lượng tàu thuyền nhỏ có công suất dưới 90 CV giảm mạnh, các tàu thuyền có công suất 90 CV tăng lên để phục vụ cho việc đánh bắt.

Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, do điều kiện thuỷ văn của vùng biển ngày càng khắc nghiệt, nhiều giông bão làm cho nghề khai thác gặp nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai

37

thác thủy sản. Tuy nhiên, được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương nên sản lượng thủy sản khai thác trong năm 2013 vẫn tăng, ước tính đạt 2.709 nghìn tấn (tăng 3,3% so với năm 2012), trong đó khai thác biển đạt 2.519 nghìn tấn (tăng 3,5% so với năm 2012). Chủ trương hỗ trợ tiền xăng dầu, mua mới, đóng mới, thay máy tàu cho ngư dân nhiều địa phương đã thực hiện nhưng tiến độ vẫn còn khá chậm, do đó bà con ngư dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ nên còn gặp nhiều khó khăn.

Tình hình nuôi trồng thuỷ sản

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuỷ sản, năm 2013, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm đạt 3.210 nghìn tấn (tăng 3,2% so với năm 2012), trong đó sản lượng cá là 2.407 nghìn tấn (tăng 0,2% so với năm 2012), sản lượng tôm đạt 544,9 nghìn tấn (tăng 15% so với năm 2012). Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1037 nghìn ha (giảm 0,2% so với năm 2012), trong đó diện tích nuôi cá tra là 10 nghìn ha (giảm 7,2% so với năm 2012) diện tích nuôi tôm là 637 nghìn ha (tăng 1,6% so với năm 2012). Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có xu hướng phát triển mạnh thay cho nuôi tôm sú vì loại tôm này cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và ít có dịch bệnh. Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 65,2 nghìn ha (tăng gấp 2 lần so với năm 2012). Diện tích nuôi cá tra cũng có xu hướng tăng ở nhiều địa phương trong nước, tại Bến Tre là 1823 ha (tăng 50% so với năm 2012), tại Đồng Tháp là 1080 ha (tăng 20% so với năm 2012), tại An Giang là 538 ha (tăng 70% so với năm 2012), … Nhiều cơ sở nuôi cá tra đang từng bước nâng cao kỹ thuật, áp dụng các quy trình chuẩn nuôi thủy sản an toàn nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay trên khu vực biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực này gặp không ít trở ngại và khó khăn.

Tình hình chế biến thuỷ sản

Trong vài năm trở lại đây, tình hình chế biến thuỷ sản của nước ta luôn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Do mức thuế suất nhập khẩu dao động từ 12 – 18% như hiện nay khiến các doanh nghiệp bị “treo nợ” thuế với số tiền rất lớn cũng như thêm nhiều trở ngại từ thủ tục hải quan là thủ tục thanh lý thuế và hoàn thuế làm hạn chế các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, khi hầu hết các loại nguyên liệu thuỷ sản thuộc nhóm này hiện thiếu trầm trọng do nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đặc biệt, các mặt hàng tôm, cá ngừ hiện nay đang chịu áp lực lớn về nguồn nguyên liệu.

38

4.1.2 Khái quát tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn 2011 – T6/2014 2011 – T6/2014

Ở Việt Nam có nhiều giống tôm tự nhiên như tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm nghệ.... Hiện nay tôm sú, tôm chân trắng là loài quan trọng được nuôi tại Việt Nam từ hơn 30 năm qua. Tôm là một loài thủy sản xuất khẩu có giá trị cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta và được xem là giống chính đưa Việt Nam vào danh sách những nước cung cấp tôm quan trọng của thế giới. Hình sau đây cho ta thấy được kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6/2014:

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 – 6T/2014

Hình 4.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 6T/2014

Kết thúc năm 2011, sản lượng tôm của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 2.396,10 triệu USD, giá trị tôm chiếm 59,7% tổng giá trị nhưng lại giảm 0,6% so với năm 2010, tôm chân trắng chiếm 29,3% (tăng 69,9% so với năm 2010).

Năm 2012 xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn do những bất ổn về giá nguồn nguyên liệu, dịch bệnh trên tôm bùng phát cũng như những ảnh hưởng của các rào cản thương mại, do vậy kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.237,44 triệu USD (giảm 6,62% so với năm 2011).

Trong khi đó, kết thúc năm 2013, ngành tôm gặt hái những thành công kỷ lục nhờ giá trị xuất khẩu, chiếm tới 44% trong tổng giá trị xuất khẩu 6,7 tỷ USD của ngành thuỷ sản, đạt trên 2.800 triệu USD (tăng hơn 33% so với năm 2012). Cũng trong năm này, lần đầu tiên tôm thẻ chân trắng đã vượt qua tôm sú để trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt khoảng 1.580 triệu USD so với 1.330 triệu USD của tôm sú.

2,396 2,237 2,800 1,800 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2011 2012 2013 6T/2014 Tr iệ u US D

39

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1.800 triệu USD (tăng 62% so với cùng kỳ), đồng thời giá tôm nhập khẩu ở các thị trường chính tăng và nguồn cung tôm trong nước khá ổn định.

Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong thời gian qua nhờ Việt Nam đã hạn chế được đáng kể dịch EMS (Early Mortality Syndrome – Hội chứng tôm chết sớm), trong khi các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan,… bị thiệt hại nặng từ dịch này, khiến sản lượng tôm toàn cầu thiếu hụt lớn. Xuất khẩu tôm tăng mạnh cũng nhờ thuế chống bán phá giá bằng 0 và thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ bị bãi bỏ từ giữa năm 2013.

Bảng 4.1: Thể hiện giá trị xuất khẩu hai loại tôm chính của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: triệu USD

SẢN PHẨM CHÍNH NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH (%) 2012/2011 2013/2012 Tôm chân trắng 704,23 741,40 1.441,12 5,28 94,38 Tôm sú 1.430,78 1.250,73 1.367,13 (12,58) 9,31

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2011 – 2013

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam diễn biến khá tích cực, cụ thể theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm đối với tôm sú đạt giá trị 986,32 triệu USD (tương đương tăng 65,02 % so với cùng kỳ năm 2013) và đối với tôm thẻ nguyên liệu đạt giá trị xuất khẩu là 789,05 triệu USD (tương đương tăng 56,01% so với cùng kỳ năm 2013). Với những diễn biến khá thuận lợi về nhiều mặt như tình hình thị trường, thời tiết thuận lợi cũng như giá nhiên liệu liên tục giảm trong thời gian gần đây, có thể xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2014.

Tuy nhiên, mặt hàng tôm của nước ta có thể mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tôm loại 15 – 30 con/kg là thế mạnh của Việt Nam có giá bán khá cao thì nay không được khách hàng ưa chuộng, họ tập trung mua tôm thẻ chân trắng loại nhỏ từ 90 – 100 con/kg của Trung Quốc, Thái Lan hay Indonesia vì có giá rẻ hơn. Chính vì thế mà trong thời gian tới, nước ta cần có những giải pháp khắc phục tình trạng này.

40

4.1.3 Khái quát thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam

Thủy sản Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm nói riêng đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là ba thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta. Ngoài ra, các thị trường tiềm năng đang mở rộng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Australia, Canada.... Tình hình xuất khẩu tôm sang các thị trường được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trường trong giai đoạn 2011 – T6/2014

Đơn vị tính: Triệu USD

THỊ TRƯỜNG NĂM CHÊNH LỆCH (%) 2011 2012 2013 6T/2014 2012 so với 2011 2013 so với 2012 6T/2014 so với 6T/2013 Mỹ 558,52 454,57 831,61 506,72 (18,61) 82,94 15,75 EU 412,89 311,74 409,13 285,93 (24,50) 31,24 31,67 Nhật Bản 607,20 617,75 708,06 345,16 1,74 14,62 7,44 Trung Quốc 223,67 255,42 349,29 191,23 14,20 36,75 6,17 Khác 593,82 597,96 602,95 460,02 0,70 0,83 7,92 Tổng 2.396,10 2.237,44 2.901,04 1789,16 (6,62) 29,66 13,06 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 – 6T/2014

41

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 – 6T/2014

Hình 4.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các thị trường giai đoạn 2011 – T6/2014

Dựa vào bảng 4.2 về kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014, ta thấy các thị trường nhập khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc là các quốc gia nhập khẩu tôm của nước ta với giá trị khá cao và luôn tăng dần qua các năm. Ngoài ra, còn có các thị trường trọng yếu khác như là Úc, Hồng Kông, Mê-xi-cô,... cũng có những đóng góp không nhỏ và kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đồng thời, hình 4.3 cho ta thấy được cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam ở các thị trường chính. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 – T6/2014, Mỹ là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu tôm (chiếm đến 23,31% năm 2011 và trong 6 tháng đầu năm 2014 là 28,32%), tiếp đến là các thị trường Nhật Bản, EU, Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng khá cao.

Thị trường Mỹ:

Mỹ là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới với quy mô dân số hơn 308.745.538 người. Là một trong những thị trường có nhu cầu rất lớn, uy tín thanh toán tốt (bình quân chỉ từ 25 – 35 ngày), nhưng áp lực cạnh tranh ở thị trường này rất cao với tôm từ các nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc... Ngoài ra, rủi ro thương mại từ các vụ kiện ở Mỹ rất cao. Các doanh nghiệp tôm Việt Nam đã phải đối phó với hai vụ kiện ở Mỹ là vụ kiện chống

0 20 40 60 80 100 2011 2012 2013 6T/2014 23.31 20.32 28.67 28.32 17.23 13.93 14.1 15.98 25.34 27.61 24.41 19.29 9.33 11.42 12.04 10.69 24.79 26.72 20.78 25.72 % Mỹ EU Nhật Bản Trung Quốc Khác

42

bán phá giá (đã kéo dài từ nhiều năm trước) và vụ kiện chống trợ cấp của chính phủ (diễn ra từ cuối năm 2012). Theo kết quả sơ bộ đã được Bộ thương mại Mỹ (DOC) công bố, thuế chống bán phá giá kỳ POR 7 cho các doanh nghiệp tôm Việt Namtamj thời là 0%, trong khi thuế chống trợ cấp như sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TÔM CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TRANG KHANH (Trang 46 -46 )

×