Khái quát tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu trang khanh (Trang 50)

Ở Việt Nam có nhiều giống tôm tự nhiên như tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm nghệ.... Hiện nay tôm sú, tôm chân trắng là loài quan trọng được nuôi tại Việt Nam từ hơn 30 năm qua. Tôm là một loài thủy sản xuất khẩu có giá trị cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta và được xem là giống chính đưa Việt Nam vào danh sách những nước cung cấp tôm quan trọng của thế giới. Hình sau đây cho ta thấy được kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6/2014:

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 – 6T/2014

Hình 4.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 6T/2014

Kết thúc năm 2011, sản lượng tôm của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 2.396,10 triệu USD, giá trị tôm chiếm 59,7% tổng giá trị nhưng lại giảm 0,6% so với năm 2010, tôm chân trắng chiếm 29,3% (tăng 69,9% so với năm 2010).

Năm 2012 xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn do những bất ổn về giá nguồn nguyên liệu, dịch bệnh trên tôm bùng phát cũng như những ảnh hưởng của các rào cản thương mại, do vậy kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.237,44 triệu USD (giảm 6,62% so với năm 2011).

Trong khi đó, kết thúc năm 2013, ngành tôm gặt hái những thành công kỷ lục nhờ giá trị xuất khẩu, chiếm tới 44% trong tổng giá trị xuất khẩu 6,7 tỷ USD của ngành thuỷ sản, đạt trên 2.800 triệu USD (tăng hơn 33% so với năm 2012). Cũng trong năm này, lần đầu tiên tôm thẻ chân trắng đã vượt qua tôm sú để trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt khoảng 1.580 triệu USD so với 1.330 triệu USD của tôm sú.

2,396 2,237 2,800 1,800 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2011 2012 2013 6T/2014 Tr iệ u US D

39

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1.800 triệu USD (tăng 62% so với cùng kỳ), đồng thời giá tôm nhập khẩu ở các thị trường chính tăng và nguồn cung tôm trong nước khá ổn định.

Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong thời gian qua nhờ Việt Nam đã hạn chế được đáng kể dịch EMS (Early Mortality Syndrome – Hội chứng tôm chết sớm), trong khi các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan,… bị thiệt hại nặng từ dịch này, khiến sản lượng tôm toàn cầu thiếu hụt lớn. Xuất khẩu tôm tăng mạnh cũng nhờ thuế chống bán phá giá bằng 0 và thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ bị bãi bỏ từ giữa năm 2013.

Bảng 4.1: Thể hiện giá trị xuất khẩu hai loại tôm chính của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: triệu USD

SẢN PHẨM CHÍNH NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH (%) 2012/2011 2013/2012 Tôm chân trắng 704,23 741,40 1.441,12 5,28 94,38 Tôm sú 1.430,78 1.250,73 1.367,13 (12,58) 9,31

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2011 – 2013

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam diễn biến khá tích cực, cụ thể theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm đối với tôm sú đạt giá trị 986,32 triệu USD (tương đương tăng 65,02 % so với cùng kỳ năm 2013) và đối với tôm thẻ nguyên liệu đạt giá trị xuất khẩu là 789,05 triệu USD (tương đương tăng 56,01% so với cùng kỳ năm 2013). Với những diễn biến khá thuận lợi về nhiều mặt như tình hình thị trường, thời tiết thuận lợi cũng như giá nhiên liệu liên tục giảm trong thời gian gần đây, có thể xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2014.

Tuy nhiên, mặt hàng tôm của nước ta có thể mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tôm loại 15 – 30 con/kg là thế mạnh của Việt Nam có giá bán khá cao thì nay không được khách hàng ưa chuộng, họ tập trung mua tôm thẻ chân trắng loại nhỏ từ 90 – 100 con/kg của Trung Quốc, Thái Lan hay Indonesia vì có giá rẻ hơn. Chính vì thế mà trong thời gian tới, nước ta cần có những giải pháp khắc phục tình trạng này.

40

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu trang khanh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)