NGÀNH THỦY SẢN TẠI ĐỊA BÀN
Bạc Liêu hiện gồm có 30 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu với gần 33 nhà máy chế biến hàng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Theo số liệu từ Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu, các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh chủ yếu là tôm sú, cá tra. Trong những năm qua với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng đã đem lại cho tỉnh nhiều nguồn ngoại tệ, đóng góp không nhỏ vào ngân sách của tỉnh nhà. Với diện tích nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh hơn 126 ngàn ha, trải rộng trên cả 2 vùng mặn và ngọt, với sản lượng trên 222 ngàn tấn/ năm.
Hiện nay, toàn tỉnh có gần 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy hải sản, với tổng công suất chế biến khoảng 100.000 tấn/năm.Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, cho ta thấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, Bạc Liêu luôn đạt giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng dần qua các năm. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp thủy sản đều hoàn thành các chi tiêu xuất khẩu và đạt lợi nhuận, không có trường hợp nào hàng bị trả về do không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tỷ lệ hàng có giá trị gia tăng cao trong chế biến xuất khẩu đã tăng lên đáng kể.
Bảng 3.2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 – T6/2014
CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH (%)
2011 2012 2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 SẢN LƯỢNG (Nghìn tấn) 1.035,02 1.256,58 1.889,36 1.032,01 21,41 50,36 GIÁ TRỊ (triệu USD) 169,89 198,05 218,06 209,88 16,56 10,10 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 – T6/2014
Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng từ ngân hàng đối với nguồn vay trung dài hạn, mà chỉ vay được những khoản ngắn hạn theo từng thương vụ, do đó làm hạn chế đến việc hoạch định các chiến lược kinh doanh dài hạn của các doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do hầu hết các doanh nghiệp đều không có sự liên kết với người sản xuất, hộ nuôi tôm trong việc đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp phục vụ chế biến. Tình trạng này đang dần được cải thiện, khi các doanh
28
nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất đối với con tôm. Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua sản phẩm với người nuôi tôm theo giá trị trường tại thời điểm thu hoạch và có sự đầu tư về tiền, con giống cho người nuôi, nhưng số doanh nghiệp thực hiện việc này chưa nhiều.
Để khắc phục những khó khăn, chính quyền địa phương đã đề ra các mục tiêu, định hướng và quy hoạch cụ thể (trong giai đoạn 2011-2015) nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp cũng như đưa ngành thủy hải sản phát triển mạnh và bền vững. Ngành chức năng tỉnh thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nguyên liệu đầu vào chặt chẽ, bảo đảm hàng xuất bán thực hiện đúng quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của người mua hàng. Ngoài ra, ngành công thương thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin, những biến động về giá trên thị trường từng khu vực cho doanh nghiệp chủ động ứng phó, đặc biệt là những thông tin về việc áp đặt thuế chống bán phá giá đối với con tôm Việt Nam sẽ được cập nhật nhanh nhất và thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp.
Hy vọng trong tương lai không xa, Bạc Liêu sẽ là một tỉnh đứng đầu về ngành chế biến thủy hải sản trong khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, để làm được điều này, sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành là không nhỏ, góp phần giúp cho ngành xuất khẩu thủy sản của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.