Khái quát thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu trang khanh (Trang 52)

Thủy sản Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm nói riêng đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là ba thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta. Ngoài ra, các thị trường tiềm năng đang mở rộng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Australia, Canada.... Tình hình xuất khẩu tôm sang các thị trường được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trường trong giai đoạn 2011 – T6/2014

Đơn vị tính: Triệu USD

THỊ TRƯỜNG NĂM CHÊNH LỆCH (%) 2011 2012 2013 6T/2014 2012 so với 2011 2013 so với 2012 6T/2014 so với 6T/2013 Mỹ 558,52 454,57 831,61 506,72 (18,61) 82,94 15,75 EU 412,89 311,74 409,13 285,93 (24,50) 31,24 31,67 Nhật Bản 607,20 617,75 708,06 345,16 1,74 14,62 7,44 Trung Quốc 223,67 255,42 349,29 191,23 14,20 36,75 6,17 Khác 593,82 597,96 602,95 460,02 0,70 0,83 7,92 Tổng 2.396,10 2.237,44 2.901,04 1789,16 (6,62) 29,66 13,06 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 – 6T/2014

41

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 – 6T/2014

Hình 4.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các thị trường giai đoạn 2011 – T6/2014

Dựa vào bảng 4.2 về kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014, ta thấy các thị trường nhập khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc là các quốc gia nhập khẩu tôm của nước ta với giá trị khá cao và luôn tăng dần qua các năm. Ngoài ra, còn có các thị trường trọng yếu khác như là Úc, Hồng Kông, Mê-xi-cô,... cũng có những đóng góp không nhỏ và kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đồng thời, hình 4.3 cho ta thấy được cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam ở các thị trường chính. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 – T6/2014, Mỹ là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu tôm (chiếm đến 23,31% năm 2011 và trong 6 tháng đầu năm 2014 là 28,32%), tiếp đến là các thị trường Nhật Bản, EU, Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng khá cao.

Thị trường Mỹ:

Mỹ là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới với quy mô dân số hơn 308.745.538 người. Là một trong những thị trường có nhu cầu rất lớn, uy tín thanh toán tốt (bình quân chỉ từ 25 – 35 ngày), nhưng áp lực cạnh tranh ở thị trường này rất cao với tôm từ các nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc... Ngoài ra, rủi ro thương mại từ các vụ kiện ở Mỹ rất cao. Các doanh nghiệp tôm Việt Nam đã phải đối phó với hai vụ kiện ở Mỹ là vụ kiện chống

0 20 40 60 80 100 2011 2012 2013 6T/2014 23.31 20.32 28.67 28.32 17.23 13.93 14.1 15.98 25.34 27.61 24.41 19.29 9.33 11.42 12.04 10.69 24.79 26.72 20.78 25.72 % Mỹ EU Nhật Bản Trung Quốc Khác

42

bán phá giá (đã kéo dài từ nhiều năm trước) và vụ kiện chống trợ cấp của chính phủ (diễn ra từ cuối năm 2012). Theo kết quả sơ bộ đã được Bộ thương mại Mỹ (DOC) công bố, thuế chống bán phá giá kỳ POR 7 cho các doanh nghiệp tôm Việt Namtamj thời là 0%, trong khi thuế chống trợ cấp như sau: Minh Phát (công ty con của Minh Phú) là 5,07%, Nha Trang Seafood là 7,05%, các doanh nghiệp tôm khác là 6,07%.

Theo số liệu của Tổng cục Thuỷ sản, tổng giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ năm 2011 đạt khoảng 558,52 triệu USD. Năm 2012 giá trị xuất khẩu tôm đạt 454,57 triệu USD (giảm 18,61% so với năm 2011), năm 2013, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với giá trị đạt hơn 831,61 triệu USD (tăng 82,94% so với năm 2012). Tính đến hết tháng 6 năm 2014, tổng giá trị tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt kết quả khá cao (do nhu cầu tiêu dùng liên tục tăng của người dân) với gái trị xuất khẩu đạt 506,72 triệu USD (tăng 15,75% so với cùng kỳ năm 2013). Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm 2014.

Thị trường EU:

EU là một thị trường rộng lớn với 27 quốc gia, là một trung tâm thương mại, chính trị, kinh tế, tài chính, khoa học kĩ thuật của thế giới. EU là một thị trường có nhiều tiền bạc để chi tiêu và người tiêu dùng EU có yêu cầu cao về chất lượng cũng như sự tiện dụng của sản phẩm, nên các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này bị kiểm dịch rất nghiêm ngặt.

Tôm là một mặt hàng xuất khẩu có tiếng ở EU xếp vị trí thứ hai sau Mỹ, xuất khẩu tôm đạt giá trị 412,89 triệu USD vào năm 2011 và 311,74 triệu USD vào năm 2012 (giảm 24,5% so với năm 2011), trong năm 2013, giá trị đạt 409,13 triệu USD (tăng 31,2% so với năm 2012). Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị tôm xuất khẩu sang thị trường EU đạt 285,93 triệu USD (tăng 31,67% so với cùng kỳ năm 2013). Qua đó cho thấy xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU đang có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng.

Theo các chuyên gia của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tuy EU là một thị trường khó tính, có những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, giống nuôi,... nhưng đây vẫn được xem là một thị trường “béo bở” để các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam vượt qua những rào cản và tiếp tục tìm cơ hội phát triển tại thị trường đầy tiềm năng này.

43

Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản với hơn 127 triệu dân và là thị trường tiêu thụ thủy sản đứng thứ ba sau Mỹ và EU. Đây là một thị trường giàu tiềm năng (do nhu cầu tiêu thụ tôm trên đầu người cao) với nhu cầu tập trung ở các dòng sản phẩm cao cấp, giá bán thường cao hơn các thị trường khác, uy tín thanh toán tốt (bình quân trong 10 – 15 ngày). Tuy nhiên rủi ro ở thị trường này là doanh nghiệp sẽ thường đối mặt với các rào cản kỹ thuật khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Với các đặc tính nuôi trồng ở Việt Nam, tôm thành phẩm thường dễ bị nhiễm các chất kháng sinh cấm theo quy định của Nhật Bản. Dù hiện nay, vấn đề Ethoxyquin đã được khá nhiều doanh nghiệp khắc phục, nhưng rủi ro từ các hàng rào kỹ thuật ở thị trường Nhật luôn chực chờ doanh nghiệp tôm Việt Nam.

Theo số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, nhập khẩu tôm từ Nhật Bản với giá trị tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 tổng giá trị tôm nhập khẩu đạt 607,20 triệu USD, năm 2012 giá trị đạt 617,75 triệu USD (tăng 1,74% so với năm 2011), mặc dù xuống vị trí thứ 2 (sau Mỹ) về nhập khẩu tôm của Việt Nam nhưng xuất khẩu tôm sang Nhật Bản trong năm 2013 đã tăng trưởng khả quan với 708,06 triệu USD (tăng 14,62% so với năm 2012). Và tính đến hết tháng 6 năm 2014, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đạt 345,16 triệu USD (tăng 7,44% so với cùng kỳ năm 2013).

Nhật Bản đang dần mở rộng thị trường hơn cho các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam. Đầu năm 2014, các nhà chức trách Nhật Bản đã nới lỏng yêu cầu về chất Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 0,2 ppm (mức trước đó là 0,01 ppm), tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp thủy sản tăng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản trong thời gian tới.

Thị trường Trung Quốc:

Ngoài ba thị trường truyền thống trên thì thị trường mới nổi như Trung Quốc cũng đem lại giá trị không nhỏ cho xuất khẩu thủy sản của nước ta. Trung Quốc là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân, nhu cầu tiêu dùng cao, lại có vị trí địa lý ở gần nước ta nên chi phí cho vận chuyển sẽ thấp, nếu chiếm lĩnh được thị trường này lợi nhuận mang lại cho các doanh nhiệp xuất khẩu sẽ rất cao. Trong năm qua, Trung Quốc đã vượt mặt Hàn Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, EU và Nhật Bản). Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, cụ thể trong năm 2012 giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 419,18 triệu USD (tăng 20,5% so với năm 2011), trong khi đó năm 2013 giá trị lên đến 572,1 triệu USD (tăng 36,5% so với năm 2012).

44

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu trang khanh (Trang 52)