Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng nhập khẩu mạnh nhất từ Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh không phải là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thiếu nguồn nguyên liệu cho những thị trường có nhu cầu và giá nhập khẩu cao như Mỹ, Nhật Bản hay EU. Bên cạnh nguồn tôm xuất chính ngạch, tình trạng thương lái thu mua tôm nguyên liệu bất kể cỡ tôm và chất lượng để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang làm loạn thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong khi tôm hiện đang là sản phẩm “cứu cánh” cho thủy sản xuất khẩu của cả nước.
Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, tôm chiếm tỷ trọng 31%, tôm nguyên liệu đông lạnh chiếm 69% trong tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc lần lượt là 3,6% và 96,3%. Qua đây, cho ta thấy, Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu tôm rất tiềm năng của Việt Nam nói chung và công ty TNHH Trang Khanh nói riêng. Từ năm 2012, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ 4 nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 11,2% tỷ trọng. Riêng đối với công ty Trang Khanh, xuất khẩu tôm sang thị trường này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Nhìn chung, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc khá ổn định, không có nhiều biến động. Khách hàng của công ty tại thị trường này chủ yếu là các khách hàng than thiết, có mối quan hệ làm ăn lâu dài nên đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu dường như không có sự ảnh hưởng đến công ty. Tuy nhiên, so với các đối thủ
77
cạnh tranh nước ngoài cũng có sản lượng tôm xuất khẩu sang Trung Quốc khá cao như Thái Lan, Ấn Độ được xem là một trong những mối lo ngại đối với công ty do có sự cạnh tranh về giá, điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam cũng như của công ty trên thị trường Trung Quốc.
Thị trường EU luôn là một thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Đó cũng chính là lý do vì sao sau nhiều nỗ lực tìm kiếm và phát triển thị trường, sản phẩm của của công ty Trang Khanh đã thâm nhập được vào thị trường này. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng song vẫn còn đó nhiều nỗi lo, bởi lẽ thâm nhập vào thị trường này đã khó nhưng để tồn tại và trụ vững lâu dài với nhiều rào cản, chính sách, luật lệ của EU được xem là một trong những thử thách lớn đặt ra đối với công ty trong thời gian sắp tới. Không chỉ vậy, các đối thủ cạnh tranh cùng ngành tại thị trường EU cũng không phải là ít. Các quốc gia xuất khẩu tôm với sản lượng lớn vào thị trường EU như Thái Lan, Ấn Độ, Brazil,… thật sự là mối quan tâm đối với công ty khi mà họ đã từng có nhiều kinh nghiệm kinh doanh cũng như hình ảnh thương hiệu tại thị trường này, trong khi đó đối với công ty khi mới “chân ướt chân ráo” vào thị trường EU chắc chắn sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới.