MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 95)

4.4.1 Ma trận SWOT

Qua quá trình tìm hiểu về tình hình và các giá trị tăng thêm của dịch vụ Logistics bằng đường biển của Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ Logistics đường biển, từ đó có thể rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của dịch vụ:

Bảng 4.18 Ma trận SWOT – đánh giá cơ hội và thách thức

SWOT ĐIỂM MẠNH (S)

S1: Nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh

S2: Nhân viên có kinh nghiệm, nghiệp vụ tốt

S3: Một trong những công ty giao nhận vận tải đầu tiên

S4: Có lượng khách hàng lớn và ổn định trong giao nhận

S5: Có thương hiệu, uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước

S6: Lãnh đạo có năng lực, chuyên môn cao S7: Mở rông thêm lĩnh vực thuê bãi, kho, nhà xưởng..

S8: Khai báo hải quan bằng điện tử

ĐIỂM YẾU (W)

W1: Thiếu nhân viên ở khâu làm thủ tục hải quan làm chậm trể hàng

W2: Phụ thuộc vào biến động giá của hãng tàu

W3: Khi làm thủ tục giao nhận hàng còn thiếu hoặc chưa đủ chứng từ

W4: Chưa trang bị tốt kho bãi riêng

W5: Chiến lược marketing cho hoạt động quảng bá và tiếp thị còn yếu kém

CƠ HỘI (O)

O1: Có hệ thống đại lý uy tín, chuyên nghiệp khắp toàn cầu

O2: Hội nhập tổ chức thương mại, hiệp hội vận tải quốc tế tạo thuận lợi phát triển dịch vụ

O3: Hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ trong Logistics

(1) CHIẾN LƯỢC SO

Chiến lược phát triển thị trường (S1,S2,S4,S5,O1,O2,O3)

Chiến lược phát triển sản phẩm (S1,S2,S5,S6,S7,S8,O2,O3)

(3) CHIẾN LƯỢC WO

Chiến lược cạnh tranh (W1,W2,W3,W4,O3,O2)

THÁCH THỨC (T)

T1: Biến động của thị trường kinh tế tài chính thế giới và khu vực

T2: Thủ tục hải quan còn rườm rà, tốn thời gian

T3: Các công ty XNK đang tự thực hiện nghiệp vụ giao nhận

T4: Biến động chi phí xăng dầu làm chi phí thuê xe tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T5: Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt

(2) CHIẾN LƯỢC ST

Chiến lược phát triển sản phẩm với chất lượng cao

(T3,T4,T5,S2,S3,S5)

Chiến lược liên kết với các hãng tàu, đại lý tàu trên thế giới để tăng khả năng cạnh tranh với các công ty giao nhận trong nước.

(T2,T4,T5,S3,S5,S7,S8)

(4) CHIẾN LƯỢC WT

Chiến lược điều chỉnh các giải pháp Marketing

Tóm lại, trong bối cảnh mở cửa thị trường, hội nhập thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận Logistics bằng đường biển tại TMC Cần Thơ có cả những cơ hội và thách thức trong phát triển dịch vụ, nhưng cơ hôi chỉ là tiềm năng còn thách thức là hiện thực và thách thưc ngày càng gia tăng. Các cơ hội và thách thức đối với phát triển thư

4.4.2 Các chiến lược thực hiện

4.4.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm

a. Tập trung khai thác thị trường hiện tại và từng bước mở rộng thị trường mới

Việt Nam gia nhập WTO là điều kiện thuạn lợi để các doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, đồng thời nhờ thiết lập mối quan hệ mật thiết với nhiều đại lý, hãng tàu trong và ngoài nước và tập trung được nhiều nhân viên giỏi, có năng lực, công ty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện tại, đồng thời với những chính sách thoáng của chính phủ THAMICO từng bước đầu tư, mở rộng sang các thị trường mới. Công ty định hướng phát triển thêm nguồn nhân lực và một số chi nhánh với mục tiêu gia tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

b. Phát triển dịch vụ dựa trên nhu cầu khách hàng

Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Để có thể đứng vững và gia tăng thị phần đại lý giao nhận công ty nên dựa vào các tiềm lực chính mình phát triển thêm một số lĩnh vực như thuê kho, bãi, nhà xưởng… Thông qua việc nâng cao uy tín cho công ty, để tăng khả năng cạnh tranh của dịch vu và lấy được lòng tin từ người tiêu dùng ở các thị trường khó tính.

4.4.2.2 Chiến lược cạnh tranh

Cải thiện vị trí cạnh tranh của công ty, chiến lược này dựa trên việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh:

- Duy trì lượng khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới với chất lượng dịch vụ và giá thành rẻ.

- Nhân viên sale là những người linh hoạt, nhạy bén, có kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ chuyên nghiệp với phương châm: “Chỉ cần nói cho chúng tôi biết bạn cần gì, phần việc còn lại hãy để chúng tôi”.

4.4.2.3 Chiến lược Marketing

Hiện nay, công ty chưa có bộ phận Marketing riêng, công tác này do các nhân viên Sale đảm nhiệm. Trong đó, công tác tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, cũng như việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm cũng rất quan trong thúc đẩy sự thành công của công ty. Hiện nay công ty có trang web riêng nhưng chỉ dùng để lieenn hệ đặt hàng chưa thực sự chú trọng vào mục đích thương mại. Nếu đầu tư chi phí cho việc thành lập phòng Marketing, đồng thời bổ nhiệm nhân viên chuyên về thương mại điện tử, với các nhiệm vụ chính như liên hệ khách hàng, giải đáp thắc mắc trực tiếp, quảng cáo, chào hàng trên trang web của công ty hoặc tìm các cơ hội xúc tiến thương mại khác thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước, cũng như nhiều hãng buôn xuất khẩu hơn.

4.4.2.4 Chiến lược phòng thủ

Một trong những biện pháp tốt nhất để cạnh tranh trước sự khốc liệt của nền kinh tế là liên kết. Đối với bất kỳ ngành nào cũng vậy, nếu liên kết với nhau sẽ tạo nên một sức mạnh tổng thể. Vì vậy, các doanh nghiệp cần liên kết lại với nhau, dùng điểm mạnh của doanh nghiệp này để hỗ trợ, khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp kia, nhằm tạo nên một sức mạnh cạnh tranh tổng thể. THAMICO cần phải liên kết với nhiều hãng tàu, đại lý tàu trong và ngoài nước hơn nữa, để có thể gia tăng thị phần và đáp ứng được nhu cầu giao nhận của bất kỳ khách hàng ở bất kỳ nơi đâu mà giá và chất lượng vẫn tốt.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1.1 Đánh giá rủi ro và những tồn tại bên trong công ty

- Về sản phẩm: Logistics đường biển chiếm tỷ trọng khá lớn 80% trong doanh thu, trong khi đó các sản phẩm khác như vận tải hàng không, vận tải nội địa, kê khai hải quan… lại chỉ chiếm khoản 20% trong doanh thu. Như vậy có thể thấy, việc tập trung doanh thu về một sản phẩm có thể gây ra tác động lớn đến doanh thu khi sản phẩm này có biến động. Bên cạnh đó, vận tải đường biển có thời gian vận chuyển khá lâu do đó có thể chịu tác động bởi tỷ giá ngoại tệ trước và sau ký hợp đồng. Mặc khác, do vận chuyển khá lâu nên việc thời gian xoay vòng vốn sẽ khá dài. Như ta được biết, vận tải đường biển sẽ đi qua nhiều quốc gia cũng như nhiều vùng biển, do vậy vận tải đường biển thường xuyên gặp nhiều rủi ro bao gồm rủi ro tự nhiên như mưa bão, sóng thần, núi lửa,… và rủi ro về chính trị như các chính sách nhà nước, thuế quan, hạn ngạch… điều này gây ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.

- Về giá cả: công ty thực hiện phương pháp định giá bằng chi phí cộng thêm và định giá dựa vào cạnh tranh (hay định giá theo mức giá hiện hành). Tùy từng thời điểm cụ thể mà công ty định giá bằng, cao, hay thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình. Trong tình huống mà công ty không thể chủ động về giá (chi phí giá vốn phụ thuộc vào các hãng tàu, hãng xe, hãng hàng không) nên rất khó xác định được chi phí và khó tiên lượng những phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Do đó điều này tạo ra sự biến động về giá của công ty, một khi có sự biến động khách hàng sẽ tìm kiếm và thăm dò giá sau đó mới đưa ra quyết định có sử dụng sản phẩm hay không. Vì thế công ty có khả năng mất những khách hàng mới tìm được.

- Về hoạt động Marketing: được xem là chưa phát triển mạnh, hình thức quảng cáo đa phần thông qua các trang web và các trang báo, bên cạnh đó là việc PR công ty chỉ dựa qua các tài trợ học bổng, làm từ thiện… điều này chưa thực sự có sự thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về cơ sở vật chất và ngồn vốn: Cơ sở vật chất hiện tại của chi nhánh vẫn chưa được đầu tư. Đối với dịch vụ xuất khẩu, hầu hết các hàng hóa ở thị trường ĐBSCL đều được vận chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục tuyến vận tải ra nước ngoài. Về dịch vụ vận tải nội địa, chi nhánh vẫn còn trang bị khá là mỏng các thiết bị cần thiết cho dịch vụ này, tính đến hết 2013

có 3 tàu vận tải nội địa và đang đầu tư đội xe tải container nội địa để phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kho bãi của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn do chi nhánh không có hệ thống kho bãi riêng mà phải thuê mướn của các chủ kho khi khách hàng có nhu cầu về dịch vụ này. Việc thuê mướn có thể tạo ra sức ép cho chi nhánh vào mùa cao điểm do thiếu hụt về số lượng và không đảm bảo chất lượng hoặc sức ép về giá của chủ kho do khan hiếm kho hàng.

- Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của công ty được đánh giá là có chất lượng, có trình độ chuyên nghiệp và có mức tăng trưởng về số lượng qua các năm từ 2011 đến 2013. Chất lượng nguồn nhân lực cũng được chú trọng nâng cao thông qua các đợt tập huấn thường xuyên và tạo điều kiện cho nhân viên đi học cao học. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định, nhân lực trẻ là một điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của công ty, đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong giao tiếp cũng như xử lý tình huống đột xuất. Số lượng nhân viên còn khá mỏng và chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như số lượng công việc nên đôi lúc các nhân viên phải đảm nhận nhiều công việc cùng lúc gây áp lực, căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

5.1.2 Đánh giá những rủi ro bên ngoài công ty

- Rủi ro do cầu: hiện nay tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh, điều này chứng tỏ việc lưu thông hàng hóa diễn ra thường xuyên và liên tục, cho thấy số lượng khách hàng có nhu cầu về dịch vụ vận tải là rất lớn, nhu vậy sẽ có một số công ty về dịch vụ vận tải sẽ mọc lên, điều đó tạo nên áp lực cạnh tranh sẽ tăng lên làm ảnh hưởng tới việc thu hút khách hàng cũng như doanh thu của công ty, bên cạnh đó rủi ro về các sản phẩm thay thế gây ra áp lực đối với doanh thu của công ty, một số khách hàng có khả năng tự trang bị các thiết bị công cụ vận tải cho minh, điều này khiến công ty có thể mất đi một số khách hàng.

- Rủi ro do cung: đối với tình hình hoạt động của công ty, tuy được trang bị bị về phương tiện vận tải nhưng công ty vẫn phải thuê mướn các phương tiện, kho bãi… do đó giá mà công ty định ra cho khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào giá mà các đối tác cung ứng các dịch vụ đưa ra. Và căn cứ vào đó, công ty sẽ tính toán thêm phí các dịch vụ và phụ phí để đưa ra giá cho khách hàng. như vậy khả năng biến động về giá của công ty là rất cao phụ thuộc nhiều vào đối tác cung cấp dịch vụ và có thể gây nên gián đoạn trong kinh doanh của công ty.

- Rủi ro môi trường tự nhiên: vận tải luôn chiu tác động mạnh mẽ từ thiên nhiên, điều này khiến dịch vụ vận tải thường xảy ra tình trạng đình trệ về

thời gian, hỏng hóc các phương tiện vận tải, làm tăng chi phí khi thực hiện dịch vụ.

Ngoài yếu tố thiên nhiên, vận tải còn chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế cũng như chính trị của đất nước. Ta có thể thấy rõ nhất ở tình hình lạm phát. Lạm phát ở Việt Nam luôn ở mức cao. Lạm phát làm cho thu doanh thu thực tế của công ty giảm đi, mọi người phải thắt chặt chi tiêu do giá cả tăng cao. Công ty phải đối mặt với nguồn nguyên liệu đầu vào tăng giá và chi phí sản xuất và hoạt động kinh cũng tăng theo. Chính vì vậy, giá bán cũng phải tăng để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận. Giá tăng làm cho các doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh. Thêm vào đó tình hình lạm phát cao khiến công ty khó có khả năng tiếp cận vốn nhà nước.

- Rủi ro đến cơ sỡ hạ tầng: tuy có một số tuyến đường được mởvà nâng cấp ở ĐBSCL như tỉnh lộ Phụng Hiệp, tỉnh lộ 956, hay QL1A, QL91, QL63, QL80… nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho quá trình vận tải, nhiều quốc lộkhông có khả năng chịu được tải trong lớn của container khiến lộ trình vận tải bị kéo dài thêm. Thêm vào đó, nhiều tuyến sông ở ĐBSCL vẫn còn nhỏ và hẹp, do đó một số tàu có vận tải lớn chưa đi sâu vào được và thường hàng hóa phải chuyển đổi qua nhiều đoạn.Bên cạnh các tuyến đường vận tải là hệ thống cảng ở ĐBSCL hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và yêu cầu trong quá trình vận tải, gây nên khó khăn trong việc lưu trữ hàng hóa.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS LOGISTICS

5.2.1 Giải pháp bên trong công ty

- Về sản phẩm: cơ cấu dịch vụ hiện nay của chi nhánh đa phân là dịch vụ vận tải đường biển, việc điều chỉnh cơ cấu sẽ giúp cho chi nhánh hạn chế rủi ro khi tập trung doanh thu quá nhiều về một chỗ. Bên cạnh việc phát triển dịch vụ vận tải biển, thì TMC Cần thơ nên cho những hướng phát triển các dịch vụ vận tải nôi địa, kho bãi và kê khai hải quan. Quan tâm và có hướng đầu tư để phát triển các dịch vụ này bởi các dịch vụ vận tải nội địa, kho bãi, kê khai hải quan có rủi ro ít hơn, bên cạnh đó vòng xoay của vốn lại ngắn giúp công ty thu hồi vốn để thực hiện các dịch vụ tiếp theo mà không bị gián đoạn bởi vốn.

- Về giá cả: giá cả được xem là yếu tố quyết định đến doanh thu của chi nhánh, thực hiện việc thay đổi giá cả đúng và hợp lý sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. Đối với những khách hàng cũ những khách hàng thân thiết nên có những ưu đãi hay chương trinh khuyến mãi về giá để giữ mối, bên cạnhđó những khách hàng mới nên có chính sánh ký kết lâu dài và phân tích

hợp đồng lâu dài đối với nhà cung ứng để tránh biến động giá một cách đột ngột.

- Về quảng cáo chiêu thị: quảng bá chiêu thị sẽ giúp cho thương hiệu phát triển lâu dài, do đó cần có chính sách hợp lý trong việc quảng bá thương hiệu của công ty. Tuy nhiên chi phí quảng bá thương hiệu là rất lớn, do đó TMC Cần Thơ nên cùng phối hợp với Tổng Công ty để đề ra một chiến lược quảng bá hiệu quảcho toàn Công ty và cho từng Chi nhánh, tăng cường quảng cáo và quan hệ khách hàng, đặc biệt là chăm sóc khách hàng. Về mặt quan hệ và chăm sóc khách hàng thì TMC Cần Thơ thực hiện rất tốt, tuy nhiên việc quảng cáo hình ảnh của Chi nhánh trên các phương tiện truyền thông vẫn còn hiếm hoi, Chi nhánh cũng nên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động mang

Một phần của tài liệu phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 95)