4.3.2.1 Yếu tố kinh tế
a. Tình hình lạm phát và lãi suất
Lạm phát và lãi suất ngân hàng không những tác động trực tiếp đến công ty mà nó tác động mạnh đến các khách hàng của công ty. Như những năm gần đây lãi suất ngân hàng có chiều hướng giảm, từ mức hai con số giảm còn một con số, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của TMC và các đối tác có liên quan. Biến động lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
xuất nhập khẩu có tỷ lệ vốn vay cao nên lãi suất tăng hay giảm cũng đồng nghĩa với số lượng khách hàng của công ty cũng bị ảnh hưởng.
Những năm gần đây tình hình lạm phát vẫn ở mức cao, khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như các khách hàng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể ở năm 2011, lạm phát ở mức 18,6% đến năm 2012 con số này giảm xuống đáng kể còn 6,81% và sang đến năm 2013 còn 6,04%. Theo báo cao gần đây nhất tháng 10/2014 lạm phát cơ bản (so với cùng kỳ) chỉ còn ở mức 3,09% tiếp tục giảm kể từ đầu năm. Với xu hướng trên, nếu không có sự biến động lớn về giá các mặt hàng cơ bản thì lạm phát cả năm 2014 sẽ không vượt quá 4%. Lạm phát tác động mạnh đến doanh thu của công ty, làm cho doanh thu thực tế giảm theo, mọi người phải thắt chặt chi tiêu do giá cả tăng cao. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nguồn nguyên liệu đầu vào tăng giá và chi phí hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng tăng theo. Do đó bắt buộc giá bán phải tăng để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận. Giá tăng làm cho các doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh về giá đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu.
b. Tình hình tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái luôn là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của tỷ giá hối đoái giữa USD với Euro, giữa USD/JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vẫn đề thời sự, rất nhạy cảm. Tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến nợ quốc gia, thu hút đầu tư mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, lạm phát mà cả hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ để thanh toán trong các giao dịch thương mại. Đối với TMC Cần Thơ thì tỷ giá hối đoái là một chỉ số luôn được lãnh đạo Công ty rất quan tâm do hoạt động của công ty luôn gắng với các công ty xuất nhập khẩu và nguồn thu đa phần là ngoại tệ. Do vậy, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái giữa USD và đồng tiền Việt Nam có xu hướng tăng dần mỗi năm. Đầu năm 2011, tỷ giá USD tại thị trường tự do cao hơn mức niêm yết liên ngân hàng đạt 20.666 đồng/USD, và đạt khoảng 20.816 – 20.820 đồng/USD vào thời điểm cuối năm 2011. Cuối tháng 11 năm 2012, tỷ giá trên thị trường tự do là 20.820 đồng/USD. Đến tháng 12 năm 2013 thì tỷ giá hối đoái đạt mức 21.020 đồng/USD. Và hiện nay, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh ở mức 21.036 đồng/USD.
Tương tự vậy, tỷ giá hối đoái thì ảnh hưởng trực đến chi phí, doanh thu của TMC thông qua giá cả hãng tàu. Do đó, tỷ giá hối đoái giữa USD và đồng
tiền Việt Nam tăng dần qua các năm, có thể nói là một thuận lợi rất lớn cho công ty. Thuận lợi là ở chỗ giá trị doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ tăng do tỷ giá tăng (vì nguồn thu chủ yếu của công ty là ngoại tệ USD). Bên cạnh đó, hoạt động của công ty gắn liền với hoạt động xuất khẩu và khách hàng của công ty hơn 90% là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Tỷ giá tăng, khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu có giá cả cạnh tranh hơn các đối thủ khác, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Ngoài các yếu tố trên thì hoạt động giao nhận của công ty cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ chu kỳ tăng trưởng kinh tế và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Bảng 4.17 Tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Kim ngạch XK 96,91 114,60 129,00 17,69 18,25 14,40 12,56 Kim ngạch NK 106,75 113,79 108,87 7,04 6,59 -4,92 -4,32 Tổng kim ngạch XNK 203,66 228,39 237,87 24,73 24,84 9,48 8,24 (nguồn: www.tapchitaichinh.vn)
Sự tăng trưởng của nền kinh tế đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu có tác động mạnh mẽ đến hoạt động giao nhận, kho vận. Khi nền kinh tế suy thoái, sẽ làm nhu cầu về tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ giảm làm cho khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm theo. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm sẽ làm giảm nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, giao nhận, lưu kho và các dịch vụ liên quan (kê khai hải quan, gom hàng lẻ, tư vấn hàng hải…). Qua bảng thống kê trên ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng đều và nhanh từ 2011 đến 2013 và đến nửa đầu năm 2014 với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt gần 165,76 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 83,51 tỷ USD, tăng 14,1% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 82,25 tỷ USD tăng 11,4%. Tuy nhiên cán cân thương mại hàng hóa ước tính thâm hụt 250 triệu USD, trong 7 tháng đầu năm 2014 cả nước ước tính xuất siêu 1,26 tỷ USD. Điều này chứng tỏ nền kinh tế của Việt Nam đang dần hồi phục và nhu cầu về giao nhận hàng hóa đang “bùng nổ”. TMC Cần Thơ còn là Đại lý cho các hãng hàng không, hãng tàu biển quốc tế và một phần hoạt động kinh doanh của công ty cũng gắn liền với các đối tác này. Do vậy, sự biến động về thị
trường Logistics quốc tế nói chung và các hãng tàu nói riêng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các dịch vụ cũng như doanh thu của công ty.
Chính vì thế, TMC cần phải nắm bắt kịp thời những yếu tố kinh tế này, để có sự chuẩn bị ứng phó, tránh sự tác động quá bất ngờ gây ảnh hưởng lớn đến công ty.
4.3.2.2 Yếu tố chính trị
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định trong thời gian qua và đã thu hút được nguồn vốn đầu tư rất lớn từ bên ngoài, tạo cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng như mở ra những cơ hội mới cho tất cả các doanh nghiệp. Về tổng quan là vậy, nhưng đối với ngành giao nhận hàng hóa các yếu tố chính trị vẫn chưa thật sự hỗ trợ thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Hiện nay, nhà nước quản lý kinh doanh giao nhận, đại lý vận tải bằng việc cấp giấy phép. Tuy nhiên, khi ký kết hiệp định ASEAN, WTO về vận tải đa phương thức nước ngoài sẽ mở chi nhánh của mình tại Việt Nam để thay cho việc chỉ định đại lý. Vì vậy, Chính phủ phải từng bước cởi bỏ sự bảo hộ như: giao cho Bộ giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động các dịch vụ đại lý, môi giới hàng hải, cung ứng tàu biển… theo hướng giảm đầu mối tập trung chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả và đảm bảo đúng pháp luật. Theo phân loại dịch vụ của WTO thì Việt Nam đã cam kết 17 tiểu ngành của 6 phân ngành trong dịch vụ vận tải; trong đó, dịch vụ vận tải biển là cam kết có tác dụng nhiều nhất đến các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể: cho phép cho phép các công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập liên doanh có vốn góp không quá 51% ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO và được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 6 năm kể từ ngày gia nhập. Chính vì vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động này sẽ rất gay gắt và có tác dụng lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh vận tải biển, làm đại lý tàu biển và đại lý vận tải.
Song song, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thật sự hoàn chỉnh và tính thực thi chưa thực sự cao, còn rất nhiều quy định phức tạp và chồng chéo trong lĩnh vực hành chính, nhất là các quy định về thủ tục hải quan và các hoạt động có liên quan đến xuất khẩu. Thời gian thông quan kéo dài gây chậm trễ trong tiến trình hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ mà TMC Cần Thơ cung cấp. Theo một nghiên cứu về logistics vào năm 2011 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) nhận định, 30% giá trị trong hoạt động giao nhận phụ thuộc vào vận tải thông quan; mức độ trì hoãn về thủ tục trong triển khai ảnh hưởng từ 30% đến 40%. Chính vì vậy, ta thấy được sự quan trọng và cần thiết trong việc cải cách thủ tục hành
chính và thủ tục hải quan đối với hoạt động giao nhận hàng hóa, đây không chỉ giúp giảm thời gian chờ đợi gây phiền hà cho khách hàng, doanh nghiệp mà còn là tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Qua đó, cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa của quốc gia. Xuất phát từ những khó khăn trên của doanh nghiệp, năm 2005, đề án áp dụng công nghệ thông tin và hóa đơn điện tử để thực hiện thông quan điện tử cho hoạt động hải quan của chính phủ đã được chính thức áp dụng thí điểm tại một số tỉnh thành trên cả nước trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay thì hầu hết các tỉnh trên cả nước đã áp dụng hình thức thông quan điện tử và đạt được những thành tựu rất đáng quan tâm. Đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa vì giờ đây việc thôngquan đã trở nên nhanh gọn và thuận lợi, có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí đi lại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi từ việc thông quan điện tử mang lại, hiện nay các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải đối mặt với những khó khăn mới từ các chính sách điều hành, quản lý thị trường. Chính sách mới của Nhà nước về điều hành giá xăng dầu theo giá thị trường cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quyết định giá bán khi thị trường thế giới có biến động mạnh đã gây áplực tăng giá và tính bất ổn định trong kinh doanh cho các ngành kinh tế. Riêng đối với công ty, giá của công ty phụ thuộc rất lớn vào các đối tác vận tải, trong khi các đối tác vận tải lại rất nhạy cảm khi có biến động giá xăng dầu. Do đó, giá cả các dịch vụ mà công ty cung cấp sẽ không ổn định ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của công ty. Thêm vào đó, ngày 13/3/2012 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định về việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ. Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất mức thu phí ôtô, môtô theo 7 nhóm. Cụ thể với ôtô: Xe dưới 12 ghế, xe tải dưới 2 tấn là 180.000 đồng/tháng. Xe từ 12 đến 30 ghế, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn: 270.000 đồng/tháng. Xe từ 31 ghế trở lên, xe tải từ 4 đến 10 tấn, đầu kéo container, đầu kéo sơmi rơmoóc chở container 20 feet, 40 feet và tương đương: 396.000 đồng/tháng. Sơ mi rơ moóc chở container 20 feet và tương đương: 324.000 đồng/tháng. Sơ mi rơ moóc chở container 40 feet và tương đương: 1,044 triệu đồng/tháng. Xe tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet: 720.000 đồng/tháng. Xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet: 1,44 triệu đồng/tháng. Xe máy: Xe dung tích xi lanh 70 - 100 cm3: 80.000 đồng/năm. Xe dung tích xi lanh từ trên 100 - 175 cm3: 120.000 đồng/năm. Xe dung tích xi lanh trên 175 cm3: 150.000 đồng/năm.
chuyển qua cảng biển từ 280 triệu tấn tăng lên 1 tỉ tấn (gấp 3,6 lần). Cùng với xu thế này, hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp, có thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 đến 3.500 USD vào năm 2020; thị trường gia tăng mạnh chuỗi dịch vụ cung ứng, sẽ là tác nhân tạo sự bùng nổ dịch vụ logistics trong tương lai. Trong xu thế gia công (Outsourcing) toàn cầu, các tập đoàn kinh doanh lớn sử dụng dịch vụ thuê ngoài, sẽ tác động mạnh đến gia tăng nhu cầu và phát triển dịch vụ. Mặt khác, với lợi thế nằm trên trục giao lưu hàng hải, Việt Nam nhiều hy vọng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa vận tải đường biển quốc tế, thông với nhiều hướng từ những thị trường nhiều nước đông dân. Trên nền tản đó, Cần Thơ với vai trò là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long – nơi tập trung lượng hàng hóa thủy sản và nông sản xuất khẩu lớn nhất cả nước thì nhu cầu về dịch vụ giao nhận kho vận trong thời gian tới cũng sẽ vô cùng sôi động. Việc nghiên cứu và nắm bắt thông tin thị trường cũng như tạo uy tín và xây dựng thương hiệu TMC Cần Thơ là điều hết sức cần thiết để tận dụng những thời cơđang đến cũng như chuẩn bị các phương án đối phó với tình hình cạnh tranh sắp tới.
4.3.3.3 Yếu tố văn hóa và xã hội
Khi kinh doanh ở bất kỳ thị trường nào đều phải xét đến yếu tố phong tục tập quán và môi trường văn hóa xã hội. Đối với TMC Cần Thơ, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ Logistics – là khâu kết nối từ nhà sản xuất, nhà cung ứng tới người tiêu dùng. Ngày nay, hoạt động giao nhận chuyên nghiệp cần phải tích hợp được hàng loạt các dịch vụ lưu kho, vận tải, giao nhận, thông quan hàng xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển tốt nhất. Hiện các doanh nghiệp giao nhận trong nước vẫn hoạt động riêng lẽ chưa có sự liên minh, liên kết dẫn đến tình trạng cạnh tranh “tràn lan” trên thị trường. Các công ty chỉ có một số cán bộ quản lý là có kinh nghiệm và truyền đạt lại. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thói quen mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, thông thường mua giá CIF (mua tại cảng) và bán giá FOB(bán qua lan can tàu). Chính vì thói quen kinh doanh này khiến cho phần lớn lợi nhuận trong chuỗi cung ứng dịch vụ giao nhận bị các hãng tàu quốc tế lấy còn các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể thực hiện khâu vận tải, thông quan với phần lợi nhuận còn lại trong chuỗi dịch vụ đó. Đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp Việt Nam đa vẫn chưa có đủ “tầm” để vươn ra thị trường thế giới.
4.3.3.4 Yếu tố khoa học và công nghệ
Hiện nay, TMC Cần Thơ đã sử dụng công nghệ hiện đại vào kinh doanh như việc sử dụng hải quan điện tử thay cho việc khai hải quan bằng giấy. Lợi
ích mà nó mang lại là giúp giảm thiểu thời gian của thủ tục giao nhận xuất nhập khẩu, chẳng hạn, nhanh hơn đối với khâu truyền dữ liệu, tiếp nhận hoặc phân luồng tờ khai chỉ sau 1 phút. Tiện lợi hơn vì có thể thực hiện ở bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối Internet và trong 24/7 thay vì chỉ vào giờ hành chính như trước đây. Giảm đi lại tiếp xúc giữa doanh nghiệp với hải quan, điều này có lợi cho doanh nghiệp và cả hải quan, khi doanh nghiệp thì tiết kiệm được thời gian và chi phí còn hải quan thì sẽ giảm được áp lực giải quyết công việc trực tiếp quá nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng hải quan điện tử cũng