Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 27)

2.1.2.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố bên ngoài và bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệp, mọi ngành nghề và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên hoạt động của các doanh nghiệp. Nó định hướng và có ảnh hưởng đến môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm kinh tế; chính trị và pháp luật; văn hóa xã hội, lao động và dân số; tự nhiên và công nghệ và môi trường quốc tế. Cụ thể như sau:

- Yếu tố kinh tế: tác động của các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kì kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, xu hướng của GDP (tổng sản phẩm quốc dân)… Những biến động của môi trường kinh tế chứa đựng những cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Yếu tố chính trị và pháp luật: là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Các yếu tố chính trị và pháp luật bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, diễn biến chính trị trong nước, khu vực cũng như trên thế giới.

- Yếu tố văn hóa – xã hội: văn hóa là một hệ thống các giá trị và tiêu chuẩn được tham gia bởi một nhóm người và khi họ cùng nhau xây dựng một thiết kế cho đời sống, xã hội cung cấp nguồn lực mà doanh nhiệp cần để tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Văn hóa xã hội bao gồm các yếu tố: ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, cách cư xử và phong tục… Các yếu tố trên thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức nhạy bén.

- Yếu tố tự nhiên: tác động của điều kiện tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Khoảng cách địa lý sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn các tuyến đường, thị trường, hay thời gian thực hiện quá trình vận tải có thể bị kéo dài do tác động của khí hậu, thiên tai như bão…

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Sự ganh đua giữa các doanh nghiệp hiện có trong trong ngàh

Khả năng thương lượng của người mua Khả năng thương lượng của người cung cấp Nguy cơ từ sản phẩm và dịch vụ thay thế

- Yếu tố công nghệ: sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép doanh nghiệp nắm bắt chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận. Sự tiến bộ của công nghệ tác động sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ vào chất lượng và giá bán.

- Yếu tố quốc tế: Mỗi biến động của tình hình kinh tế xã hội trên thế giới đều ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Lĩnh vực vận tải xuất nhập khẩu hơn bất cứ một hoạt động nào khác bị chi phối mạnh mẽ nhất, ở đây cũng do một phần tác động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽ của các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu.

2.1.2.2 Môi trường tác nghiệp

Các yếu tố cạnh tranh được thể hiện qua mô hình của Michael Porter

Nguồn: Quản trị chiến lược – tủ sách Đại học Cần Thơ

Hình 2.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh M. Porter

- Đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành: Đó là những doanh nghiệp kinh doanh cùng loại mặt hàng, dịch vụ với doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh

chia sẻ thị phần với doanh nghiệp, có thể vươn lên nếu có vi thế cạnh tranh cao hơn. Việc nhân diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định ưu thế,

khuyết điểm, cơ hội, đe dọa, khả năng của họ. Thu thập thông tin và đánh giá đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng để có thể giành được lợi thế trong ngành.

Các đối thủ tiềm ẩn

Sản phẩm thay thế Người cung

cấp

Người mua Nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh mới

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Theo M. Porter đối thủ tiềm ẩn là đối thủ chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối tượng tiềm ẩn nhiều hay ít, đối thủ mạnh hay yếu phụ thuộc vào những yếu tố sức hấp dẫn của ngành. Đối thủ cạnh tranh mới có thể xuất hiện qua các con đường như liên doanh, đầu tư trực tiếp với 100% vồn nước ngoài, mua lại doanh nghiệp khác trong ngành,…

- Người mua: là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh và quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp. Áp lực chính từ phía khách hàng chủ yếu là các yêu cầu đòi hỏi giảm giá hoặc đàm phán để có chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nhưng giá thì không đổi. Chính điều này làm cho các đối thủ cạnh tranh hiện tại chống lại lẫn nhau và làm cho mức lợi nhuận của ngành suy giảm.

- Nhà cung ứng: là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như: sản phẩm, nguyên vật liệu, máy móc, người cung cấp vón và nguồn lao động,…

- Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm khác về tên gọi và thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp. Áp lực cạnh tranh của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với sản phẩm trong ngành, các nhân tố khác như giá cả, chất lượng, và công nghệ. Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tìm ẩn, doanh nghiệp có thể tụt lại với thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tìm ẩn.

2.1.2.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dịch vụ. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù có trang bị máy móc, thiết bị tinh vi, hiện đại đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể vận hành tốt hoặc sản xuất ra những dòng sản phẩm có chất lượng cao nhất nếu như không có đội ngũ vận hành giỏi về chuyên môn. Phân tích những yếu tố này ta cần chú ýnhững nội dung như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ công nhân viên, chính sách nhân sự, mức độ thuyên chuyển công việc và bỏ việc,…

- Tài chính – kế toán: chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bộ phận này ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ doanh nghiệp, do mọi hoạt động trong doanh nghiệp nếu muốn hoạt động thì cần phải có sự hỗ trợ về mặt kinh phí từ phía bộ phận này. Cũng như các lĩnh vực khác, bộ phận chức năng về tài chính có trách nhiệm liên quan đến các nguồn lực. Trước hết việc tìm kiếm nguồn lực bao gồm cả tìm kiếm nguồn tiền, thứ hai là việc kiểm soát chế độ chi tiêu tài chính. Do đó, doanh nghiệp phải phân tích tài chính để tìm hiểu các nguồn lực của doanh nghiệp từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp.

- Marketing: marketing có thể mô tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ để từ đó hoạch định những chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, định giá và phân phối sản phẩm phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Nhìn chung, nhiệm vụ của công tác marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy để có thể đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng và tiếp nhận phản hồi từ họ thì bộ phận marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 27)