Giải pháp bên trong công ty

Một phần của tài liệu phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 102)

- Về sản phẩm: cơ cấu dịch vụ hiện nay của chi nhánh đa phân là dịch vụ vận tải đường biển, việc điều chỉnh cơ cấu sẽ giúp cho chi nhánh hạn chế rủi ro khi tập trung doanh thu quá nhiều về một chỗ. Bên cạnh việc phát triển dịch vụ vận tải biển, thì TMC Cần thơ nên cho những hướng phát triển các dịch vụ vận tải nôi địa, kho bãi và kê khai hải quan. Quan tâm và có hướng đầu tư để phát triển các dịch vụ này bởi các dịch vụ vận tải nội địa, kho bãi, kê khai hải quan có rủi ro ít hơn, bên cạnh đó vòng xoay của vốn lại ngắn giúp công ty thu hồi vốn để thực hiện các dịch vụ tiếp theo mà không bị gián đoạn bởi vốn.

- Về giá cả: giá cả được xem là yếu tố quyết định đến doanh thu của chi nhánh, thực hiện việc thay đổi giá cả đúng và hợp lý sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. Đối với những khách hàng cũ những khách hàng thân thiết nên có những ưu đãi hay chương trinh khuyến mãi về giá để giữ mối, bên cạnhđó những khách hàng mới nên có chính sánh ký kết lâu dài và phân tích

hợp đồng lâu dài đối với nhà cung ứng để tránh biến động giá một cách đột ngột.

- Về quảng cáo chiêu thị: quảng bá chiêu thị sẽ giúp cho thương hiệu phát triển lâu dài, do đó cần có chính sách hợp lý trong việc quảng bá thương hiệu của công ty. Tuy nhiên chi phí quảng bá thương hiệu là rất lớn, do đó TMC Cần Thơ nên cùng phối hợp với Tổng Công ty để đề ra một chiến lược quảng bá hiệu quảcho toàn Công ty và cho từng Chi nhánh, tăng cường quảng cáo và quan hệ khách hàng, đặc biệt là chăm sóc khách hàng. Về mặt quan hệ và chăm sóc khách hàng thì TMC Cần Thơ thực hiện rất tốt, tuy nhiên việc quảng cáo hình ảnh của Chi nhánh trên các phương tiện truyền thông vẫn còn hiếm hoi, Chi nhánh cũng nên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động mang tính xã hội như tham gia tài trợcho các trương trình từ thiện, công trình thanh niên… để thương hiệu của Chi nhánh được biết đến nhiều hơn, khái thác tốt hơn lượng khách hàng tiềm năng.

- Về cơ sỡ và nguồn vốn: TMC Cần thơ nên phối hợp với Tổng Công ty để có nguồn vốn lớn, đầu tư kho bãi cũng như các công cụ trong quá trình vận chuyển nhằm giúp cho quá trình vận tải diễn ra một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư giúp cho chi nhánh mở rộng thêm thị phần ở ĐBSCL giúp tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty.

- Về nguồn nhân lực: để chi nhánh phát triển lâu dài, TMC Cần Thơ cần không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, tuyển dụng và đạo tạo thêm nhân viên giỏi do hiện nay Chi nhánh vẫn còn thiếu nhân lực. Trước hết vềtrình độ nghiệp vụ, mỗi nhân viên phải tự trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm và chuyên môn, kịp thời năm bắt những thay đổi trong xu hướng phát triển của hoạt động giao nhận quốc tế. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tăng cường đầu tư bồi dưỡng cho nhân viên, tổ chức những khóa đào tạo về chuyên môn với hững kiến thức mới cập nhật để đáp ứng kịp thời sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, và không để Chi nhánh bị tụt hậu so với đối thủ, tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức giao nhận thế giới có uy tính lớn thông qua những buổi hội thảo, tọa đàm… Đồng thời Chi nhánh còn nên chú trọng bồi dưỡng những kiến thức về thương mại điện tử cho nhân viên, trong thời buổi như hiện nay thì việc áp dụng tốt thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, đặc biệt là giới thiệu hình ảnh của công ty đến khách hàng… là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)