đường biển
4.2.3.1 Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu hàng xuất, hàng nhập
Đối với hoạt động Logistics cũng như vận tải quốc tế, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một phần quan trọng trong cơ cấu doanh thu của công ty cũng như chi nhánh.
Bảng 4.8 Doanh thu theo cơ cấu hàng xuất và nhập khẩu trong vận tải biển của CTCP Thái Minh – chi nhánh Cần Thơ
Đvt: Triệu đồng
Cơ cấu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Hàng xuất 1.042,60 1.547,49 1.671,32 504,89 48,43 123,87 8,0 Hàng nhập 828,90 1.008,65 1.067,80 179,75 21,69 59,15 5,86 Tổng cộng 1.871,50 2.556,14 2.739,12 684,64 36,58 182,98 7,16
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TMC Cần Thơ 2011-2013
Sự phát triển của dịch vụ Logistics gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế mà biểu hiện ở Việt Nam đó là hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiện tại trong tổng doanh thu của chi nhánh có hơn 80% liên quan đến dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, đó là dịch vụ vận tải biển và vận tải hàng không quốc tế. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu chính của chi nhánh được thực hiện bằng dịch vụ vận tải biển (dịch vụ Logistics bằng đường biển). Trong tổng doanh thu thì vận tải biển đã chiếm đến hơn 90%, chính vì vậy cơ cấu hàng xuất nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Cơ cấu hàng xuất nhập của chi nhánh có sự thay đổi đôi chút về giá trị nhưng nhìn chung doanh thu từ hoạt động xuất khẩu vẫn chiếm cao hơn so với hoạt đông nhập khẩu, chiếm hơn 50% tổng doanh thu của dịch vụ Logistics bằng đường biển. Năm 2012, giá trị doanh thu từ vận hàng xuất khẩu tăng thêm 504,89 triệu đồng, tốc độ tăng là 48,43% so với năm 2011, việc gia tăng này là do trong năm 2012 nước ta chủ yếu xuất siêu nên nguồn hàng tăng nên lượng khách hàng sử dụng cũng tăng theo. Trong khi đó, năm 2013 chỉ tăng 8% so với năm 2012, tuy tốc độ tăng có sự tăng chậm nhưng nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là thị trường xuất nhập khẩu của năm 2013 được
2012, chủ yếu duy trì lượng khách hàng cũ. Về hoạt động nhập khẩu, doanh thu từ hoạt động này tuy không nhiều như hoạt động xuất khẩu nhưng vẫn có sự gia tăng qua các năm với giá trị tăng thêm lần lượt 179,75 triệu đồng năm 2012 so với năm 2011 và 59,15 triệu đồng của năm 2013 so với năm 2012, chủ yếu ở những năm này các doanh nghiệp nhập nguyên liệu đầu vào, tăng cường quá trình xuất khẩu. Giá trị hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển vẫn sẽ tăng trưởng hơn nữa tăng trưởng rõ hơn ở 6 tháng đầu năm 2014.
Bảng 4.9 Doanh thu theo cơ cấu hàng xuất và hàng nhập trong vận tải biển tại TMC Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đvt:Triệu đồng Cơ cấu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6T đầu 2014/6T đầu 2013 Giá trị tăng thêm % Hàng xuất 929,38 1197,12 267,74 28,81 Hàng nhập 523,9 653,3 129,4 24,7 Tổng cộng 1309,56 1850,42 540,86 41,3
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TMC Cần Thơ 6T 2013,6T 2014
Như phân tích ở bảng 4.7, nhu cầu sử dụng dịch vụ ở giai đoạn này không nhiều lắm nhưng doanh thu vẫn tăng được thể hiện 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu của dịch vụ từ hoạt động xuất khẩu tăng thêm 267,74 triệu đồng và nhập khẩu có giá trị tăng thêm 129,4 triệu đồng so với cùng kì năm 2013. Sở dĩ năm 2014 kim ngạch nhập khẩu tăng cao như vậy là vì khoảng thời gian đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã tạo được chỗ đứng và uy tín trong lòng khách hàng thông qua những dịch vụ khá tốt mà công ty cung cấp cho các đối tác để mang đến cho công ty một nguồn doanh thu khá lớn. Bên cạnh đó, giá cước công ty cung cấp cho khách hàng rất ưu đãi và giành được nhiều hợp đồng vận tải của cả khách hàng trực tiếp và các công ty Logistics khác cũng như các công ty vận tải. Chính vì lý do đó mà tên tuổi công ty ngày càng khẳng định vị trí trong ngành vận tải. Đội ngũ sales của công ty cũng được huấn luyên để ngày càng nâng cao nghiệp vụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn nữa để đạt những mục tiêu mà lãnh đạo công ty đề ra.
4.2.3.2 Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng container đường biển
Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng khối lượng hàng hóa giao nhận của công ty, trung bình khoảng 60 -
70% khối lượng hàng hóa được giao nhận. Điều này cũng phù hợp với thực tế giao nhận hàng hóa ở Việt Nam, bởi vì trong chuyên chở hàng hóa quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất. Vận tải biển có năng lực vận chuyển lớn vì phương tiện trong vận tải biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường. Vận tải biển thích hợp cho hầu hết các loại hàng hóa, đặc biệt thích hợp và hiệu quả trong việc chuyên chở các loại hàng hóa rời, có khối lượng lớn và giá trị thấp. Mặt khác, trong phương thức vận tải biển thì giá thành rất thấp vào loại thấp nhất trong các phương thức vận tải.
Bảng 4.10 Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng container đường biển giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Số container TEU 468 639 708 171 36,54 69 10,79 Số CBM CBM 5.616 7.812 8.604 2.196 39,1 792 10,13
Nguồn: Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ 2011-2013
Tổng công ty Thái Minh tại TP. HCM được biết đến với sự chuyên nghiệp với dịch vụ gom hàng lẻ, nhưng khi TMC Cần Thơ được thành lập thì định hướng phát triển của chi nhánh lại là chú trọng vào mảng giao nhận hàng nguyên container vì đối thủ cạnh tranh ở Cần Thơ ít hơn nhiều so với TP HCM. Bản chất khi xét về mặt doanh thu/chi phí thì hàng lẻ lợi nhuận cao hơn hàng nguyên container, tuy vậy không phải TMC Cần Thơ không chú trọng vào mảng hàng lẻ mà là vì nhu cầu gửi hàng nguyên container ở khu vực này cao hơn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy số container tiếp nhận và số CBM đều có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2011 doanh số hàng lẻ đạt được 5.616 CBM và hàng nguyên container đạt 468 TEU, đến năm 2012 doanh số hàng lẻ đạt 7.812 CBM, hàng nguyên container đạt 639 TEU, có thể lý giải rằng việc mới thành lập công ty nên lượng hàng giao nhận chưa nhiều ở năm 2011, nhưng khi đến năm 2012 thì lượng hàng tăng lên đáng kể khiến cho số CBM cũng tăng lên một cách đột biến, cụ thể là đối với số container tiếp nhận tăng thêm 171 TEU tức tăng 36,54% còn số CBM tăng thêm 2.196 CBM tương ứng tăng 39,1%, hơn nữa đây còn là thành quả của chính sách chú trọng thu hút khách hàng mới bằng việc áp dụng giá ưu đãi của công ty vì năm 2012 TMC Cần Thơ tìm kiếm thêm được hai khách hàng mới là công ty cổ phần
thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu thủy sản VIETFISH và công ty TNHH thủy sản Hải Phú, cũng chính vì thế mà đơn hàng tăng đáng kể.
Sang năm 2013, với lượng khách hàng công ty đã có và sự tăng thêm khách hàng mới tốc độ tăng trưởng của hàng lẻ và hàng nguyên container gia tăng xấp xỉ nhau, cụ thể, hàng lẻ tăng 792 CBM, tức 10,13% và hàng nguyên container tăng 69 TEU, tức 10,79% so với năm 2012. Do đó chúng ta có thể nhận thấy rằng, số container tiếp nhận nhiều hơn số CBM, điều này thể hiện việc TMC Cần Thơ đã đi theo đúng định hướng của mình đặt ra lúc mới thành lập công ty là chú trọng hơn vào gửi hàng nguyên container, còn một lý do khác nữa là do nhu cầu ở Cần Thơ về hàng nguyên container lớn hơn so với hàng lẻ, vì số lượng hàng hóa của các công ty thủy sản và gạo đủ để xuất nguyên container.
Để đánh giá trực diện hơn, chúng ta sẽ nhìn nhận vào giai đoạn gần đây nhất – giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014.
Bảng 4.11 Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng container đường biển tại TMC Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu ĐVT 6T đầu năm 2013 6T đầu năm 2014 Chênh lệch 6T 2014/6T 2013 Giá trị % Số container TEU 208 254 46 22,11 Số CBM CBM 2.969 3.614 645 21,72
Nguồn: Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ 6T 2013,6T 2014
Đây là giai đoạn hàng hóa giao nhận không nhiều, cũng chính vì thế mà lượng hàng giao nhận cũng ít đi, nhưng với số container và số CBM mà TMC Cần Thơ đã đạt được trong giai đoạn này cũng nói lên được hai điều. Thứ nhất, đây chính là thành quả của toàn thể nhân viên công ty trong giai đoạn ít hàng. Thứ hai, cũng nói lên được trong giai đoạn này tuy ít hàng nhưng không phải là không có hàng, nếu nhân viên kinh doanh hăng say hơn trong việc tìm kiếm nhu cầu chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt. Thực tế là nhiều nhân viên vẫn còn tâm lý e ngại vì ít hàng trong thời điểm này mà chưa thật sự nhiệt tình để tìm kiếm thêm khách hàng, đây có lẽ là tình trạng chung của nhiều công ty giao nhận.
Có thể thấy ở giai đoạn này tốc độ tăng của doanh số hàng lẻ và tốc độ tăng của hàng nguyên container cũng gần bằng nhau, cụ thể tốc độ tăng của số container là 22,11% và của số CBM là 21,72%. Mặc dù trong thời điểm này,
nhu cầu xuất khẩu không cao, mà chủ yếu là hàng hóa nhỏ lẻ, TMC Cần Thơ đã đẩy mạnh vào thu gom hàng lẻ. Song song đó, nhân viên kinh doanh của công ty cũng đã chủ động hơn để liên hệ gặp mặt trực tiếp và thuyết phục được nhiều khách hàng. Vì thế mà doanh số hàng nguyên container cũng tăng ổn định.
Dù tăng không nhiều qua 2 giai đoạn nhưng nhìn một cách tổng quát thì kết quả đạt được từ số container cho tới số CBM của TMC Cần Thơ tại thời điểm mà lượng hàng ít hẳn so với giai đoạn sáu tháng cuối năm cho thấy TMC Cần Thơ dần cải thiện được sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa vụ. Điều đáng mừng là những con số này đều tăng ổn định.