Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Đề tài sử dụng các phương pháp ứng với từng mục tiêu để phân tích số liệu.

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp so sánh (số tuyệt đối, số tương đối) để phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ Logistics bằng đường biển của TMC Cần Thơ và tìm ra những thuận lợi cũng như những khó khăn mà công ty còn gặp phải.

Khái niệm về các phương pháp phân tích:

Phương pháp mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc tóm tắt, trình bày, tính toán, mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên sự so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (với chỉ tiêu gốc).

Điều kiện so sánh: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian.

Về không gian: các chỉ tiêu được chọn trong đề tài theo cũng năm và đồng nhất về 3 mặt:

- Cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Cùng một phương pháp tính toán. - Cùng một đơn vị đo lường.

Về thời gian: các số liệu được thu thập trong cùng công ty. Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Tổng lợi nhuận được xác định là lợi nhuận trước thuế được tính bằng công thức:

LN = TR – TC Trong đó: LN: Lợi nhuận TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí Kỹ thuật so sánh:

Dùng phương pháp so sánh với số tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở

Trong đó:

Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.

∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Dùng phương pháp so sánh số tương đối để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng.

% 100 0 0 1 x Y Y Y Y   Trong đó: Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc). Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.

∆Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Đồng thời kết hợp với phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.

Mục tiêu2: Sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp so sánh (số tuyệt đối, số tương đối) để đánh giá hiệu quả hoạt động Logistics của TMC Cần Thơ. Và sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tăng thêm của dịch vụ Logistics bằng đường biển. Từ đó, tìm ra những mặt còn tồn tại của công ty.

Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích trên, dùng phương pháp phân tích tổng hợp và suy luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics bằng đường biển của công ty.

- Ma trận SWOT:

Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của dịch vụ trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của dịch vụ.

Theo Giáo trình Quản trị chiến lược của Tiến sĩ Lê Nguyễn Đoan Khôi do Đại học Cần Thơ biên soạn năm 2013, để hình thành ma trận SWOT gồm các bước như sau:

- Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu bên trong tổ chức - Bước 2: Liệt kê các cơ hội, đe dọa bên ngoài tổ chức

- Bước 3: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp

- Bước 4: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO;

- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST

- Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT.

Từ đó, đưa ra các chiến lược của ma trận SWOT:

- Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Sử dụng những điểm mạnh bên trong của Công ty để khai thác những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Cải thiện những điểm yếu bên trong của Công ty nhờ tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST): Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): Tối thiểu các điểm yếu để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

Bảng 2.1 Mô hình SWOT

SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO

Đe dọa (Threats) Chiến lượt kết hợp ST Chiến lượt kết hợp WT

Nguồn: Quản trị chiến lược tủ sách Đại học Cần Thơ

Lập luận cơ sở đề ra giải pháp dựa trên những thành tựu và tồn tại dựa trên kết quả để phân tích và tìm ra những nguyên nhân của tồn tại. Đồng thời kết hợp với những kiến thức tiếp thu được từ trường lớp, sách báo, internet và Cục Thống kê thành phố Cần Thơ để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics bằng đường biển của TMC Cần Thơ trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI MINH

Một phần của tài liệu phân tích giá trị tăng thêm của dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần thái minh chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)