tại TMC Cần Thơ
4.2.3.1 Thị trường quốc tế
Bên cạnh việc giữ vững thị trường truyền thống, duy trì những khách hàng trung thành, việc tìm kiếm thị trường mới để mở rộng cũng rất quan trọng giúp công ty Thái Minh nói chung TMC chi nhánh Cần Thơ nói riêng nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả dịch vụ, tăng thị phần và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế. Sau một thời gian hoạt doanh thu từ các thị trường hầu hết đều tăng trên 100% so với khi mới thành lập. Điều này cũng dễ lý giải vì lúc đầu các mối quan hệ kinh doanh còn yếu kém và khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ giao nhận tại Thái Minh, vì thế mà lượng hàng giao nhận không nhiều. Từ năm 2011 đến nay, nhờ vào sự nổ lực của đội ngũ nhân viên trong việc quảng bá hình ảnh, chăm sóc khách hàng nên lượng hàng giao nhận lúc này tăng đáng kể.
Bảng 4.12 Doanh thu phân theo thị trường bằng container đường biển giai đoạn 2011 – 2013 Đvt:Triệu đồng Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Châu Á 585,1 748,32 832,82 199,22 34,04 84,5 11,29 Châu Âu 353,43 584,57 626,61 231,14 65,39 62,04 10,61 Châu Úc 283,05 377,98 417,71 94,93 33,53 39,73 10,51 Châu Mỹ 360,96 388,72 441,78 27,76 7,6 53,06 13,65 Châu Phi 129,81 157,77 189,17 27,96 21,54 11,4 7,22 Tổng 1.712,35 2.293,36 2.508,09 581,01 33,93 214,73 9,36
Nguồn: Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ 2011, 2012, 2013
Trong giai đoạn 2012 – 2013 tuy có sự tăng lên về doanh thu tuy nhiên mức độ tăng trưởng lại thấp hơn so với giai đoạn năm 2011 – 2012. Cụ thể:
Thị trường Châu Á
Đây là thị trường xuất khẩu chính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu với khoản 35% và đóng góp phần nhiều cho tổng doanh thu của TMC Cần Thơ. Thường công ty nhận giao nhận cho một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Singapo, Philippin…và một số nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Nhìn một cách tổng quát, qua ba năm 2011, 2012 và 2013 giá trị thu được từ thị trường tiềm năng này tăng lên đáng kể, cụ thể là, đạt 832,82 triệu đồng ở năm 2013, giá trị tăng thêm 84,5 triệu đồng so với năm 2012, xét về giá trị tương đối cũng đạt được tốc độ tăng tương đối cao (11,29%). Nguyên nhân chính là do đây là thị trường truyền thống, TMC Cần Thơ giàu kinh nghiệm nên có được rất nhiều khách hàng thân thiết, cộng với tình hình xuất khẩu mặt hàng gạo, thủy sản sang những nước châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn ở mức cao và ổn định, từ đó mà lượng hàng luôn ổn định. Tuy thời gian tới, TMC Cần Thơ chú trọng mở rộng sang những thị trường khác hơn, nhưng vẫn phát huy thế mạnh của mình ở thị trường truyền thống này. Ở những năm trước công ty mới thành lập, doanh thu đạt được ở thị trường này cũng chưa lớn lắm, vì thế mà sang năm 2011, hoạt động giao nhận ở thị trường này ổn định hơn doanh thu cũng tăng
nhiều hơn, điều này có thể giải thích vì sao tốc độ tăng doanh thu của năm 2012 so với năm 2011 đạt đến 34,04%.
Thị trường châu Âu
Thị trường này được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, giá trị thu được từ đây rất cao, hơn nữa còn là thị trường rộng lớn, nhu cầu sẽ rất nhiều. Thường TMC Cần Thơ thực hiện giao nhận qua thị trường các nước thuộc khối thị trường chung EU là chính (Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan…), với những mặt hàng trái cây như chôm chôm, khóm, xoài, thanh long, sầu riêng, vú sữa…; mặt hàng thủy sản như cá tra, cá basa.
Ngoài những thuận lợi mà thị trường này đem lại thì nơi đây còn ẩn chứa nhiều khó khăn như rào cản về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cạnh tranh với sản phẩm rẻ từ các nước Thái Lan, Trung Quốc, một số ví dụ điển hình như việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hay tiêu chuẩn tối thiểu của sản phẩm phải là Global GAP. Bên cạnh đó còn có một số tiêu chuẩn riêng của nhà bán lẻ như MRLs về mức dư lượng tối đa cho phép, BRC về tiêu chuẩn cho sau thu hoạch. Chính vì thế mà thị trường này còn được đánh giá là “khó tính”. Dù thế, nhu cầu về tiêu thụ mặt hàng trái cây hay thủy sản từ Việt Nam của thị trường EU vẫn rất lớn.
Đây còn là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam - nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng ổn định của TMC Cần Thơ ở thị trường này; cụ thể, năm 2012 đạt 584,57 triệu đồng, tăng 231,14 triệu đồng, tức 65,39% so với năm 2011. Mức tăng vượt bậc này còn có thể giải thích bằng việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đang gặp khó khăn nên họ chuyển sang thị trường EU cộng với nhu cầu nhập khẩu thủy sản tăng mạnh trong thời gian này.
Thị trường Châu Mỹ
Giống như EU, châu Mỹ cũng là thị trường tiềm năng, đây là thị trường có giá trị cao hơn nữa nhu cầu lại rất lớn, chủ yếu là Mỹ. Thường TMC Cần Thơ nhận giao nhận đến thị trường này những mặt hàng như gạo, thủy sản, trái cây (thanh long, nhãn, vải và chôm chôm). Người dân nơi đây rất chuộng sản phẩm đến từ Việt Nam. Nhưng phải công nhận rằng thị trường này rất khó thâm nhập, bằng chứng là những mặt hàng này lại gặp quá nhiều trở ngại để đến được Mỹ vì có quá nhiều quy định, đạo luật như chống bán phá giá gạo, cá tra, cá basa… mà nước này ban hành nhằm tạo rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như để bảo vệ các ngành sản xuất nước nhà. Chẳng hạn, vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO về sản phẩm
Mỹ khởi xướng và áp thuế chống bán phá giá cho sản phẩm cá da trơn của Việt Nam năm 2009.
Chính điều này gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như người nông dân. Tốn khá nhiều chi phí và thời gian trong việc kiện tụng, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cảm thấy nản lòng với thị trường này và có ý định tấn công các thị trường khác “dễ tính” hơn. Phần nào cũng làm giảm sản lượng sản xuất qua thị trường Mỹ vì đây là thị trường tiêu thụ mặt hàng thủy sản lớn của Việt Nam. Và sự biến động này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao nhận của TMC Cần Thơ, bằng chứng là tốc độ tăng trưởng của năm 2012 so với năm 2011 chỉ còn 7,6%, thấp nhất trong các thị trường. Do bị ảnh hưởng bởi các rào cản xuất khẩu nên nhưng năm về sau các vụ kiện được lấn xuống và đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu dần cải thiện và nắm được các khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này nên đến năm 2013 doanh thu từ hoạt động vận tải biển ở thị trường này tăng lên 13,65% tức tăng 53,06 triệu đồng.
Thị trường Châu Úc
Do nguồn lợi thủy sản không dồi dào – dù bốn phía đều giáp biển nhưng các dòng biển nóng và lạnh khá tách biệt, không có cơ hội giao nhau, hơn nữa ở Úc cũng không có nhiều ngư trường lớn, vì thế nước này đang phụ thuộc phần lớn vào thủy sản nhập khẩu. Ước tính mỗi năm, thủy sản nhập khẩu chiếm tới 70% nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân Úc, với lượng nhập khẩu vào khoảng 200 ngàn tấn, chủ yếu là tôm, cá tra, cá basa và cá chẽm. Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường này là rất lớn. Hơn nữa, nơi đây không dựng nhiều rào cản khắt khe, vô lý tạo nhiều điểm thuận lợi để cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào.
Tuy vậy, nhưng không phải là không có khó khăn, điểm quan trọng ở thị trường này là họ rất chú trọng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Gần đây vẫn còn nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cơ quan chức năng Úc cảnh báo. Nhưng tựu trung lại thì giá trị của Thái Minh thu được trong 2 năm 2012 và 2013 tăng lên nhiều do bản chất nhu cầu nhập khẩu của thị trường này lớn, cụ thể về giá trị tăng thêm 39,73 triệu đồng tương ứng tăng 10,51%.
Thị trường Châu Phi
Dù thị trường này đóng góp cho tổng doanh thu của công ty thấp hơn những thị trường còn lại nhưng được đánh giá là thị trường có triển vọng phát triển, đặc biệt là các thị trường Nam Phi, Algeria, Nigeria, Ghana, Angola…vì kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường này trong những năm gần đây tăng rất mạnh. Đây cũng chính là lý do giải thích cho sự tăng trưởng qua 2
năm của TMC Cần Thơ, cụ thể, tăng từ 157,77 triệu đồng ở năm 2012 lên 189,17 triệu đồng ở năm 2013, tức 7,22%. Dù không nhiều như những thị trường khác nhưng đây cũng là dấu hiệu của sự tăng trưởng tích cực. Và chủ yếu TMC Cần Thơ thường giao nhận mặt hàng gạo và thủy sản sang thị trường này.
TMC Cần Thơ không chỉ cố gắng hết mình vào mùa hàng hải, mà còn nổ lực hết sức để thu hút khách hàng vào thời điểm gọi là khó khăn của ngành. Bằng chứng là các thị trường qua 2 giai đoạn sau đều tăng. Cụ thể:
Bảng 4.13 Doanh thu phân theo thị trường bằng đường biển giai đoạn 6T đầu năm 2013 và 6T đầu năm 2014
Đvt: Triệu đồng Thị trường 6T đầu năm 2013 6T đầu năm 2014 Chênh lệch 6T2014/6T2013 Giá trị tăng thêm % Châu Á 324,73 442,83 118,1 36,37 Châu Âu 219,88 307,37 87,49 39,79 Châu Úc 139,50 187,50 48,00 34,41 Châu Mỹ 179,45 207,15 27,70 15,44 Châu Phi 65,82 75,25 9,43 14,32 Tổng 929,38 1197,12 290,72 31,28
Nguồn: Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ 6T 2013,6T 2014
Nhìn vào số liệu ở bảng 4.13 ta thấy, thị trường Châu Á có mức tăng vượt bậc 36,37% chỉ sau châu Âu khi so sánh giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 với cùng kì năm 2014 do nhu cầu ngày một tăng cao. Và chủ yếu xuất qua thị trường này là sản phẩm gạo và những nước tiêu thụ mạnh là Philippin, Malaysia và Indonesia. Bộ Công Thương đã đồng ý với kiến nghị của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu sang Philippin nhằm tận dụng cơ hội thị trường thúc đẩy xuất khẩu gạo. Trước đây, đối với các thị trường tập trung gồm Phillipin, Malaysia, Indonesia, hợp đồng xuất khẩu phải dựa trên thỏa thuận của chính phủ hai nước. Điều này làm tăng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường này cũng như là tăng lượng khách cho TMC Cần Thơ.
Do khai thác và nắm bắt đúng đối tượng và nhu cầu khách hàng nên giá trị sáu tháng đầu năm 2014 ở thị trường châu Âu có mức tăng 87,49 triệu đồng. Đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu trái cây qua EU (Đức, Tây Ban Nha, Anh…) tăng cao. Dấu hiệu đáng mừng cho một năm nữa phát triển hơn ở thị trường này. Còn đối với thị trường châu Mỹ, có mức tăng doanh thu thấp thứ 2 trong tất cả các thị trường, cụ thể là sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kì năm trước 27,70 triệu đồng, tức 15,44%. Bởi nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ của những mặt hàng như trái cây, cá tra bị sụt giảm mà chuyển sang thị trường EU vì gặp phải nhiều rào cản, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng rất lo ngại về vấn đề này.
Trong khi đó thị trường còn lại là châu Úc tăng tương đối nhiều do nhu cầu xuất khẩu nhiều và công ty đã chú trọng nắm bắt đúng và kịp thời. Cụ thể là tăng 48 triệu đồng ở giai đoạn sáu tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm 2013. Còn đối với thị trường châu Phi có điểm đáng chú ý, đó là mức tăng thấp nhất qua 2 giai đoạn, cụ thể là chỉ tăng 9,43 triệu đồng từ giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 sang sáu tháng đầu năm 2014. Có thể lý giải cho sự biến động này là do nhu cầu xuất khẩu sang thị trường châu Phi bị chững lại, vì đối thủ cạnh tranh của công ty là công ty Headway và Hoàng Hà thực hiện nhiều chính sách ưu đãi giá ở thị trường này vì họ cũng nhìn thấy được tiềm năng của thị trường này.
Nhìn một cách tổng quát thì dù là giai đoạn nào thì các thị trường đều tăng đều, đây là hướng phát triển tích cực mà TMC Cần Thơ mong muốn đạt được. Trong thời gian tới, TMC Cần Thơ sẽ chú trọng hơn nữa vào những thị trường tiềm năng mà công ty nhận thấy chẳng hạn thị trường Châu Phi, châu Âu, châu Mỹ.. thay vì châu Á như trước đây. Đó cũng là thị trường đầy tiềm năng do các mặt hàng nông, thủy sản được ưu chuộng ở những thị trường này là lợi thế cho các doanh nghiệp ĐBSCL.
4.2.3.2 Thị trường trong nước
Thị trường trong nước của chi nhánh chủ yếu bao gồm các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL phát triển mạnh xuất nhập khẩu như: Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau và các tỉnh khác trong khu vực. Trong đó, Long An tuy thuộc khu vực ĐBSCL nhưng không thuộc thị trường của chi nhánh vì vị trí địa lý của Long An gần TP. Hồ Chí Minh nên các dịch vụ Logistics tại Long An được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Dù vậy tỉ lệ doanh thu của các thị trường trong nước vẫn có sự chênh lệch khá lớn.
Bảng 4.14 Doanh thu từ hoạt động Logistics bằng đường biển theo thị trường trong nước của TMC Cần Thơ giai đoạn 2011-2013
Đvt: Triệu đồng Thị trường 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Cần Thơ 1.382.660 1.874.160 2.621.352 491.5 35,55 647.19 39,87 An Giang 132.69 210.63 328.463 77.94 58,74 117.84 55,94 Hậu Giang 56.15 71.57 90.283 15.42 27,46 18.713 26,15 Vĩnh Long 58.58 70.55 85.375 11.97 20,43 14.825 21,01 Cà Mau 160.2 235.16 342.59 74.96 46,79 107.43 45,69 Các tỉnh khác 81.22 94.07 103.697 12.85 15,82 9.627 10,23 Tổng 1.871.500 2.556.140 3.571.760 684.64 204,79 915.63 198,89
Nguồn: Công ty cổ phần Thái Minh chi nhánh Cần Thơ 2011-2013
Phương thức vận tải biển có nhiều ưu thế nổi trội, có khả năng chở hàng hóa với khối lượng lớn, có chi phí thấp,an toàn nhất và ít ô nhiễm môi trường, công ty cổ phần Thái Minh nói chung đã và đang cung cấp các dịch vụ Logistics đường biển cho tất cả các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Đối với TMC Cần Thơ nói riêng dịch vụ vận tải biển phát triển mạnh tại các tỉnh ĐBSCL với đặc thù vùng đất được xem là vựa lúa, vựa thủy sản và trái cây lớn nhất của cả nước và cũng là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt thuộc hàng nhất thế giới.
Tại Cần Thơ, doanh thu tại đây chiếm tỉ trọng cao nhất luôn ổn định ở mức 70% qua các giai đoạn, tiếp theo đó là các thị trường khác như An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cà Mau. Tỉ trọng tại Cần Thơ cao nhất là do thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế của khu vực ĐBSCL, là nơi tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do đó nhu cầu về dịch vụ Logistics tại đây sẽ cao, mặt khác tại đây có rất nhiều khu công nghiệp quy mô lớn tạo ra khối lượng lớn hàng hóa xuất khẩu. Còn đối với các tỉnh còn lại, đối với mỗi
tỉnh sẽ có một số mặt hàng cụ thể là lợi thế hoạt động của tỉnh (Cà Mau có mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, Hậu Giang là các mặt hàng nông sản, Vĩnh Long là trái cây và lúa gạo).
Đi theo sau Cần Thơ thì Cà Mau là tỉnh mang lại cho chi nhánh nguồn doanh thu tương đối lớn, là tỉnh thành có nguồn thủy sản dồi dào và tập trung phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất nhì khu vực ĐBSCL. Giai đoạn 2011-2012 doanh thu của thị trường này tăng thêm 74,96 triệu đồng tương đương 46,79%, đến năm 2013 giá trị tăng thêm 107,43 triệu đồng so với năm 2012, điều này có thể thấy được nhu cầu tình hình sử dụng dịch vụ Logistics của tỉnh Cà Mau khá cao nhưng đối với số lượng doanh nghiệp ở tại tỉnh như vậy vẫn chưa nhiều vì khoảng cách giữa chi nhánh và các doanh nghiệp quá xa nên việc cung cấp dịch vụ còn gặp nhiều hạn chế. Dù doanh thu của Cà Mau mang lại cho chi nhánh cao hơn An Giang nhưng An Giang lại là