Từ năm 2001 đến nay, đặc biệt sau khi Việt Nam giá nhập WTO, thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.
Hiện tại, các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam đang hoạt động khá chuyên nghiệp và hiệu quả nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ hay một số công đoạn của chuỗi dịch vụ này. Thực tế các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, song tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu làm cho khả năng cạnh tranh thấp. Đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản làm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam thua xa so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong giai đoạn từ năm 2010-2013, chi phí Logistics ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Cụ thể, vào năm 2010, chi phí Logistics ở nước ta chiếm 25% GDP - khá cao so với các nước trong khu vực. Ở các nước đã phát triển như Mỹ, Singapore và các nước Châu Âu, chi phí Logistics rất thấp, chỉ chiếm khoảng từ 7- 10% (Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 8(18)). Chi phí Logistics cao
là một hạn chế làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ Logistics Việt Nam. Nguyên nhân của việc này là do sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, hệ thống thủ tục hải quan còn rườm rà và sự yếu kém trong quản lí của các công ty Logistics nội địa. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu, việc giảm chi phí Logistics sẽ góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước.
Hiểu được những hạn chế và bất lợi vì chi phí Logistics còn quá cao, Chính phủ và các doanh nghiệp Logistics Việt Nam đã nỗ lực nhiều để cải thiện các yếu tố cơ sở hạ tầng, cũng như năng lực doanh nghiệp nhằm giảm chi phí Logistics xuống mức hợp lí, nâng cao sức cạnh tranh của thị trường Logistics Việt Nam.
Bảng 4.2 Sự thay đổi trong chi phí Logistics so với GDP ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013 Năm Chi phí Logistics so với GDP (%) Giá trị GDP (tỷ USD) Giá trị chi phí Logistics (tỷ USD) 2011 23,4 135,54 31,72 2012 22 155,80 34,28 2013 20 170,40 34,08
Nguồn: Tổng hợp cục hải quan Việt Nam
Bảng 4.2 thể hiện sự thay đổi trong chi phí Logistics so với GDP ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013. Dựa vào bảng ta có thể thấy, chi phí Logistics ở Việt Nam giảm đều qua các năm. Đến năm 2013, chi phí Logistics ở Việt Nam chiếm khoảng 20% GDP, đây là một sự cải thiện tích cực so với con số 25% năm 2010, nhưng nhìn chung vẫn còn cao so với mặt bằng chi phí Logistics của các quốc gia khác. Tuy nhiên đây cũng là những tín hiệu tích cực trong quá trình cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Logistics Việt Nam so với các quốc gia khác trên thế giới và sẽ cố gắng phấn đấu đến năm 2020, đưa chi phí Logistics về khoảng 15% GDP.
Bảng 4.3 Kết quả hoạt động vận tải ở Việt Nam 2007 – 2013 Năm Giá trị (Tỷ USD) Tăng trưởng (%) 2007 1,40 - 2008 1,77 26,4 2009 2,17 22,4 2010 2,56 18,3 2011 3,20 24,7 2012 3,76 17,5 2013 4,31 14,6
Nguồn: Đặng Đình Đào, Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Thị trường Logistics Việt Nam được đánh giá là một thị trường nhỏ nhưng nhiều tiềm năng. Trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận Logistics được cấp phép hoạt động hoặc được bổ sung chức năng Logistics. Chính vì vậy, số lượng công ty có hoạt động liên quan đến Logistics tăng lên nhanh chóng, cuối năm 2012 số lượng doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này đã đạt mức 1200, trong đó có 271 công ty là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (181 thành viên chính thức và 90 thành viên liên kết), quy mô doanh nghiệp hầu hết đều thuộc loại vừa và nhỏ. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, dịch vụ Logistics 3PL đã có bước chuyển mình mạnh mẽ tăng từ giá trị thị trường năm 2007 là 1,4 tỉ USD chiếm khoảng 2% GDP và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 18% hứa hẹn sẽ đem lại sự phát triển trong lĩnh vực này.
Theo số liệu điều tra, trong chuỗi các dịch vụ logistics mà các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng cho khách hàng thì vận tải là dịch vụ phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất (65,31%). Tuy các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chưa có được sự liên kết hệ thống như các công ty Logistics nước ngoài, nhưng riêng lĩnh vực vận tải cũng đã trở thành một ngành có tiềm năng rất lớn cùng với sự phát triển Logistics. Theo ước tính của Bộ Công Thương, 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được tiến hành thông qua đường biển (Anh Tuấn, 2014) vì vậy vận tải biển trở thành một bộ phận then chốt trong dịch vụ Logistics ở thị trường Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Cục Hàng Hải Việt Nam, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 phát triển rất khả quan. Sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Đặc
tăng trưởng 10,7% so với năm 2012, điều này thể hiện sự phục hồi tích cực trong giao thương quốc tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Logistics được xem như là xương sống của giao thương quốc tế, sự tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu là sự phản ánh khách quan về sự phát triển của dịch vụ Logistics ở Việt Nam.
Chỉ số thực thi Logistics – LPI, chỉ số được xây dựng thông qua dự án của Ngân hàng Thế giới với mong muốn thu hẹp dần khoảng cách về hiểu biết và giúp đỡ các quốc gia tiến hành các chương trình cải cách ngành logistics để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Từ những điều trên, có thể xem xét thực trạng ngành logistics Việt Nam thông qua việc đánh giá chỉ số thực thi logistics của Việt Nam qua 3 bản Báo cáo LPI 2010, 2012 và 2014 của Ngân hàng Thế Giới.
Bảng 4.4 So sánh chỉ tiêu LPI của Việt Nam năm 2010, 2012 và 2014
Năm Thứ hạng LPI tổng thể Thủ tục hải quan Cơ sở hạ tầng Việc gửi hàng quốc tế Năng lực cạnh tranh về Logistics Khả năng theo dõi hàng hóa Sự giao hàng đúng lúc 2010 53 2,96 2,68 2,56 3,04 2,89 3,10 3,44 2012 53 3,00 2,65 2,68 3,14 2,68 3,16 3,64 2014 48 3,15 2,81 3,11 3,22 3,09 3,19 3,49
Nguồn: Báo cáo LPI 2010, 2012, 2014 của Ngân hàng Thế giới
Qua bảng báo cáo LPI (chỉ số thực thi Logistics Performance Index) năm 2010,2012 và 2014 của Ngân hàng Thế Giới. Từ năm 2010 đến năm 2012, thị trường Logistics ở Việt Nam khá ổn định, vẫn duy trì thứ hạng 53/155 quốc gia trên thế giới. Nhìn chung các chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng nhẹ, tuy nhiên chỉ số năng lực cạnh tranh về Logistics có sự giảm nhẹ từ 2,89 xuống 2,68. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong giai đoạn này, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong dịch vụ Logistics gia tăng đáng kể. Tuy nhiên chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ, thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, việc đầu tư nhân lực và công nghệ thông tin không đúng mức, thiếu sự hỗ trợ về mặt chính sách của Chính phủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Logistics Việt Nam giảm sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp Logistics trên thế giới.
Trong giai đoạn từ 2012 đến 2014, thị trường Logistics Việt Nam đã có một sự cải thiện rõ rệt, bằng chứng là Việt Nam đã được tăng 5 hạng, từ 53 lên vị trí thứ 48/160 quốc gia được đánh giá. Trong đó, 2 chỉ tiêu được cải thiện
nhiều nhất là cơ sở hạ tầng (từ 2,68 năm 2012 lên 3,11 năm 2014; tăng 0,43 điểm) và năng lực cạnh tranh về Logistics (từ 2,68 năm 2012 lên 3,09 năm 2014; tăng 0,41 điểm). Qua đó, thấy được chính phủ đã đầu tư đúng mức để phát triển cơ sở hạ tầng- nền tảng của dịch vụ Logistics. Cụ thể là ban hành các dự án cải tạo và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, từ đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và cảng biển. Các công ty Logistics Việt Nam sau giai đoạn sơ khai, giờ cũng đã có kinh nghiệm và trụ vững. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã hướng tới hoàn thiện chuỗi cung ứng, phát triển theo chiến lược 3PL và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động. Điều này là phù hợp với xu hướng phát triển chung của dịch vụ Logistics trên thế giới, các công ty Logistics Việt Nam đang ngày càng khẳng định được khả năng cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này là những tín hiệu hết sức khả quan cho tương lai của thị trường dịch vụ Logistics ở Việt Nam.