Thiếu công đoạn phân tích và phê chuẩn chính sách trƣớc khi tiến hành

Một phần của tài liệu đề tài: vai trò của chính phủ trong quy trình lập pháp (Trang 59)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3.Thiếu công đoạn phân tích và phê chuẩn chính sách trƣớc khi tiến hành

soạn thảo dự án luật

Là những người có quyền quyết định cuối cùng đến sự ra đời của luật nhưng luật pháp không phải xuất phát từ ý chí và mong muốn chủ quan của các đại biểu, các nhà quản lý. Pháp luật ra đời là nhằm giải quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn đang nảy sinh. Để đưa ra được đề xuất và giải pháp bằng luật là một quá trình liên tục mà khởi đầu của nó là việc tiến hành phân tích chính sách và sử dụng các công cụ của nó để phát hiện, tìm ra nguyên nhân và giải pháp của vấn đề được tiến hành bởi một bộ máy và đội ngũ chuyên gia tham gia trực tiếp vào công tác quản lý và điều hành thực tiễn.

LBHVBQPPL 2008 mặc dù không đề cập đến thuật ngữ phân tích chính sách nhưng cũng có một số quy định gần với nội dung này nhưng dường như chỉ có một sự xem xét và đánh giá, phân tích sơ bộ từ cơ quan bộ ngành có đề xuất về luật. Tại Điều 37, Nghị định số 24/2009/NĐ-CP việc đánh giá tác động sơ bộ của văn bản được quy định. Tuy nhiên, với những gì LBHVBQPPL 2008 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP quy định, có thể thấy các yêu cầu của công đoạn phân tích chính sách, trong đó việc đánh giá tác động sơ bộ hầu như được thực hiện ở giai đoạn soạn thảo văn bản dự án luật. Quá trình soạn thảo dự án luật cũng đồng thời được tiến hành với hoạt động phân tích chính sách. Trong cách tiếp cận của pháp luật hiện hành, phân tích chính sách là việc không thể tách rời với nhiệm vụ của cơ quan soạn thảo. Còn trước đó, trong giai đoạn đề xuất về luật lại chỉ quy định sơ sài những lập luận về tính chất cần thiết và đánh giá tác động sơ bộ.

Bản chất và mục đích cuối cùng của phân tích chính sách là đưa ra được quyết định cuối cùng về giải pháp được lựa chọn nhằm giải quyết trúng vấn đề đặt ra. Nếu không tiến hành phân tích chính sách trước khi tiến hành soạn thảo thì cũng đồng nghĩa việc không có công đoạn thiết kế đầu vào cho dự luật. Điều này chẳng khác nào các cơ quan đã “kê đơn, bốc thuốc” trước khi tiến hành “bắt mạch, khám bệnh” cho dự án luật thời gian qua và kết quả là không tìm được đúng bệnh, căn nguyên của vấn đề không được phát hiện ngay từ đầu mà đã kê đơn, bốc thuốc thì hậu quả sẽ thật khó lường.

Do việc phân tích chính sách không được pháp luật quy định rõ ràng và tách biệt với công đoạn soạn thảo cho nên dự luật trải qua một quá trình xem xét ở nhiều cơ quan với các quá trình, thủ tục khác nhau rồi đến giai đoạn soạn thảo lại tiến hành phân tích chính sách, vấn đề tính cần thiết cũng như tính dự báo tác động khi chính sách được ban hành lại được đặt ra. Nếu việc phân tích ở giai đoạn soạn thảo chứng minh được rằng, dự thảo không cần thiết phải ban hành thì điều đó chắc chắn sẽ gây nên sự tốn kém và lãng phí ngân sách nhà nước, công sức của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhiều hơn so với giải pháp chính sách được làm rõ ngay từ đầu trước khi tiến hành soạn thảo văn bản luật.

Sự quy định không rõ ràng mà thực chất là thiếu công đoạn phân tích chính sách trước khi tiến hành soạn thảo pháp luật đã, đang và sẽ gây nên những hậu quả không mong muốn trên thực tế, đó là đẩy cơ quan soạn thảo phải “tự mò mẫm tìm đường trong đêm” nên văn bản phải soạn thảo rất nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu hoặc do quá trình phân tích chính sách được tiến hành trong giai đoạn soạn thảo nên có thực tế là văn bản được sửa đổi, điều chỉnh hằng ngày sau mỗi lần sáng tỏ hơn về chính sách. Đây là cách làm tốn kém về công sức và hiệu quả mang lại thì không nhiều.

Một phần của tài liệu đề tài: vai trò của chính phủ trong quy trình lập pháp (Trang 59)