4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1.1. Cần phân định rõ ràng trách nhiệm và giải quyết mối quan hệ giữa cơ
quan lập pháp và hành pháp
Trong nhà nước pháp quyền, chỉ có Quốc hội cơ quan đại diện cho người dân mới có quyền lập pháp và ban hành pháp luật. Tuy nhiên, quyền lập pháp ở đây được hiểu là quyền quyết định cao nhất và cuối cùng đối với một dự án luật do các chủ thể khác nhận ủy thác lập pháp từ Quốc hội đệ trình. Quyền quyết định cao nhất không đồng nghĩa với
107 Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển, Báo cáo nghiên cứu đánh giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh –Thực trạng và giải pháp, Nxb, Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2008, tr. 57.
việc Quốc hội phải tham gia trực tiếp vào quá trình phân tích và hoạch định chính sách hay soạn thảo dự án luật bởi người chấp pháp không nên và không nhất thiết phải là người lập pháp.
Chính vì vậy, một khi đã ủy quyền lập pháp cho Chính phủ thì Quốc hội không nên làm thay và bao biện mà phải đảm bảo được vai trò của cơ quan phản biện chính sách, không nên can thiệp ngay từ đầu vào quá trình chuẩn bị dự án luật bởi đó là các giải pháp chính sách mà cơ quan hành pháp đề xuất thành luật lệ đệ trình Quốc hội để giúp cho công tác quản lý nhà nước tốt hơn.
Chính phủ là cơ quan trực tiếp điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước phải là cơ quan đề xuất các sáng kiến pháp luật bằng các giải pháp về chính sách, do đó Chính phủ phải hoàn toàn chủ dộng với đề xuất và chịu trách nhiệm với đề xuất của mình. Sự minh bạch và rõ ràng ở từng công đoạn giữa một bên là quá trình xây dựng và đề xuất dự án luật của Chính phủ và một bên là quá trình thẩm định, phản biện chính sách