Nâng cao trách nhiệm và tăng quyền chủ động của Chính phủ trong quy

Một phần của tài liệu đề tài: vai trò của chính phủ trong quy trình lập pháp (Trang 63)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.2.Nâng cao trách nhiệm và tăng quyền chủ động của Chính phủ trong quy

quyết triệt để và rõ ràng, minh bạch không những sự phối hợp sẽ không được minh bạch mà còn rối rắm thậm chí dẫn đến nguy cơ thỏa hiệp ngay từ đầu và làm mất đi vai trò phản biện cần thiết của cơ quan lập pháp. Chỉ khi Quốc hội đảm bảo và làm tốt vai trò, chức năng phản biện chính sách của cơ quan hành pháp đưa ra, Chính phủ sẽ có trách nhiệm cao hơn đối với sự chuẩn bị các dự án luật của mình.

2.3.1.2. Nâng cao trách nhiệm và tăng quyền chủ động của Chính phủ trong quy trình lập pháp trình lập pháp

Nâng cao trách nhiệm của Chính phủ trước hết được thể hiện trong việc Chính phủ tham gia vào các công đoạn khác nhau từ đề xuất chính sách và tổ chức soạn thảo dự án luật. Chính phủ cần xác định việc giải quyết tốt các công đoạn trong quy trình lập pháp như một nhu cầu nội tại và thiết yếu của Chính phủ mà nếu không làm tốt điều đó cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ không thực hiện đúng bổn phận và nghĩa vụ của mình.

Mặt khác, Chính phủ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm những công việc do cơ quan này đảm nhiệm cũng như đối với sản phẩm do Chính phủ làm ra. Để nâng cao trách nhiệm, Chính phủ cần phải được trao thêm thẩm quyền để hoàn toàn chủ động hơn trong việc thực hiện các đề xuất của Chính phủ khi tham gia vào quy trình lập pháp. Chính phủ không thể hoàn thành trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các công đoạn của quy trình lập pháp khi việc tham gia đó bị chi phối ngay từ đầu bởi cơ quan khác.

Việc thiếu các chế tài cần thiết để ràng buộc trách nhiệm của Chính phủ khi tham gia vào các khâu quan trọng trong quy trình lập pháp là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu quan tâm và tham gia một cách hình thức trong thời gian qua. Để khắc phục những hạn

chế trên, trước hết Chính phủ cần làm rõ vấn đề nhận thức trách nhiệm của mình đối với các dự án luật, được thể hiện ở các mặt sau đây:

Thứ nhất, là cơ quản lý nhà nước và điều hành các lĩnh vực của xã hội, Chính phủ cần phải ý thức và chịu trách nhiệm cao hơn trong việc tạo dựng khung pháp lý và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước;

Thứ hai, dưới góc độ là cơ quan có đề xuất và sáng kiến pháp luật, Chính phủ cần phải chịu trách nhiệm cao nhất về các đề xuất của mình;

Thứ ba, là cơ quan thực thi pháp luật của Quốc hội, các chính sách của Chính phủ phải phục vụ và bảo vệ lợi ích của người dân;

Thứ tư, việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Chính phủ phải nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu đề tài: vai trò của chính phủ trong quy trình lập pháp (Trang 63)