Chính phủ chịu trách nhiệm và trực tiếp tham gia vào quy trình chính

Một phần của tài liệu đề tài: vai trò của chính phủ trong quy trình lập pháp (Trang 65)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.4.Chính phủ chịu trách nhiệm và trực tiếp tham gia vào quy trình chính

do cơ quan bộ, ngành hoạch định và xây dựng

Là cơ quan được Quốc hội thành lập, hoạt động theo nguyên tắc chấp hành và thi hành pháp luật của Quốc hội, Chính phủ nhận sự ủy thác lập pháp từ Quốc hội bởi nhu cầu và động lực làm luật thực sự nằm ở Chính phủ. Vì vậy, sự cho phép và ủng hộ của Quốc hội luôn là điều kiện hết sức cần thiết để Chính phủ thực hiện được chức năng của mình. Khi đã được trao quyền chủ động đề xuất và xây dựng chính sách, Chính phủ phải được thực hiện tốt chức trách của mình. Nếu các chính sách và các đề xuất của Chính phủ xâm phạm đến lợi ích của người dân thì không những không được Quốc hội thông qua mà Chính phủ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nhiều hơn. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ và người đứng đầu của cơ quan này là quyền Hiến định của Quốc hội.

Không có một chính sách nào nằm ngoài đời sống của người dân cũng như không liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội mà nó điều chỉnh. Chính phủ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn một khi đưa ra chính sách của mình bởi một quyết định sai và xa rời thực tế không những không giải quyết được vấn đề hoặc xâm hại đến quyên lợi của người dân, mà thậm chí, một quyết định sai cũng có thể khiến cho cả một dân tộc đi vào ngõ cụt. Một khi trách nhiệm của Chính phủ được đặt ra thì các chính sách của Chính phủ có thể hoàn toàn bị bãi bỏ nếu không đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và chất lượng. Trách nhiệm ở đây không chỉ đối với tập thể mà còn là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan ban hành ra chính sách bởi Chính phủ hoạt động theo cơ chế trách nhiệm cá nhân và chế độ thủ trưởng.

Từ đây, yêu cầu đặt ra là Chính phủ phải trực tiếp tham gia vào quy trình xây dựng và hoạch định chính sách để nắm bắt được tường tận, cụ thể nguồn gốc, bản chất của vấn đề nảy sinh. Chính phủ sẽ trở thành những người ngoài cuộc nếu không có được thông tin đầy đủ và từ đó các giải pháp đưa ra cũng chỉ chung chung và không giải quyết đúng vấn đề.

Trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, sẽ giúp cho những người đứng đầu cơ quan Chính phủ và bộ, ngành có thể tổ chức vận hành, đôn đốc sự tham gia,

phối hợp của các bộ phận chức năng liên quan tham gia vào quá trình xây dựng chính sách hiệu quả hơn.

Việc tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chính sách cũng đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi cung cách và phương thức làm việc. Chính sách phải là nền tảng và thước đo năng lực trong các hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành.

Một phần của tài liệu đề tài: vai trò của chính phủ trong quy trình lập pháp (Trang 65)