Sáng kiến pháp luật của Chính phủ không bị giới hạn bởi chương trình

Một phần của tài liệu đề tài: vai trò của chính phủ trong quy trình lập pháp (Trang 64)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.3. Sáng kiến pháp luật của Chính phủ không bị giới hạn bởi chương trình

pháp của Quốc hội

Đất nước đã bước sang nền kinh tế thị trường trong nền kinh tế chỉ huy, bao cấp với sự ảnh hưởng nặng nề của tính kế hoạch trong các hoạt động. Quốc hội vẫn lấy chương trình và kế hoạch lập pháp làm chỉ tiêu, kế hoạch và thành tích đánh giá mức độ hoành thành công việc theo từng năm và cả nhiệm kỳ của Quốc hội. Đành rằng vẫn phải có chiến lược lập pháp mang tính định hướng dài hạn để nhà nước có được những dự liệu và xu hướng phát triển để từ đó đề ra các nhiệm vụ chiến lược thực hiện.

Tuy nhiên, kế hoạch cũng cần phải được điều chỉnh và trên hết, pháp luật luôn bắt nguồn từ cuộc sống và đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống cần và tự nó quay trở lại phục vụ cuộc sống mà không phải là những điều được quy định sẵn theo kiểu phải có luật để điều chỉnh ở tất cả các lĩnh vực. Kiểu tư duy như vậy không còn phù hợp và nên nhường chỗ lại cho những vấn đề cần thiết cho cuộc sống bởi nó có vô vàn những lý do để có thể xây dựng và ban hành luật nhưng với nguồn lực và thời gian hạn chế.

Chính phủ cần phải biết lựa chọn những vấn đề ưu tiên. Mặt khác, luật chỉ là một loại quy phạm bên cạnh những quy phạm của xã hội như đạo đức, tình cảm, lương tâm... là một giải pháp tối kiến khi mà nhà quản lý không còn phương án nào khác để giải quyết vấn đề. Vì vậy, không nên coi pháp luật như là một phương thức hữu hiệu và duy nhất để tạo ra sự công bằng, lẽ phải hay những gì tốt đẹp nhất cho xã hội loài người mà thậm chí ở một tầm bậc cao hơn, những giá trị đạo đức, công bằng và lẽ phải mới chính là những điều mà con người và pháp luật hướng tới.

Không nên lấy chương trình xây dựng luật của Quốc hội để tạo sức ép và làm căn cứ cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện công việc soạn thảo các dự án luật

của Chính phủ. Việc cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác soạn thảo dự án luật nên được điều chỉnh lại theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan soạn thảo.

Chính phủ cần được ưu tiên đề xuất các chính sách để giúp quản lý nhà nước tốt mà không phụ thuộc vào chương trình lập pháp của Quốc hội bởi vì một khi cơ quan hành pháp đề xuất chính sách, đó cũng là lúc cuộc sống đang cần đến các giải pháp và sự điều chỉnh kịp thời không được chậm trễ.

Một phần của tài liệu đề tài: vai trò của chính phủ trong quy trình lập pháp (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)