4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.4 Thiếu kỹ năng soạn thảo chuyên nghiệp, cách thức tổ chức và mô hình cơ
cơ quan soạn thảo còn hạn chế
Thực tiễn kỹ thuật soạn thảo văn bản dự luật thời gian qua đã khiến không ít ý kiến cho rằng, chúng ta chưa có kỹ năng để dịch. Ví dụ, dịch chính sách cho người nghèo. Trong lĩnh vực về y tế, vấn đề này được thể hiện qua các quy định về ưu tiên cho người nghèo trong việc khám chữa bệnh, hưởng chính sách bảo hiểm y tế. Họ có thực sự được hưởng sự chăm sóc của các dịch vụ y tế một cách đầy đủ, được hưởng sự chăm sóc của giáo sư giỏi đầu ngành khi gặp phải những căn bệnh nan y, hay không, hiểm nghèo hay không? Thực tế cho thấy điều này rất hiếm khi xảy ra đối với những người nghèo mà nó chỉ được đáp ứng đối với những người có khả năng chi trả tiền cho ca phẩu thuật, hoặc được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế đặc biệt khi bỏ ra một số tiền lớn.
Thực tế cho thấy, các chính sách thực tiễn với cuộc sống luôn được mọi người tán đồng. Tuy nhiên chính sách phải được thể hiện thành mệnh lệnh, hành động phải được cụ thể hóa mới có thể trở thành luật. Tình trạng tuyên ngôn trong luật được thể hiện dưới dạng chung chung vẫn còn là vấn đề phổ biến trong ngôn ngữ luật.
Tồn tại tiếp theo khiến các dự án luật soạn thảo không được đảm bảo chất lượng xuất phát từ cách thức tổ chức cơ quan soạn thảo. Với quy định của pháp luật hiện hành có thể hiểu hiện nay đang tồn tại hai loại hình cơ quan soạn thảo.Thứ nhất, cơ quan soạn thảo đặt tại các bộ, ngành thuộc Chính phủ; thứ hai, cơ quan soạn thảo liên ngành khi dự luật liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tế đã nảy sinh nhiều hạn chế, vướng mắc từ việc quy định của Luật về mô hình của cơ quan soạn thảo.
Hiện nay, mỗi bộ, ngành của Chính phủ (cơ quan trình dự án luật) có một cơ quan soạn thảo (thường là Vụ Pháp chế). Có bao nhiêu bộ thì cũng có bấy nhiêu cơ quan soạn thảo văn bản luật. Việc thành lập nhiều cơ quan soạn thảo theo mô hình này vừa không tập trung và quy tụ nhiều chuyên gia soạn thảo giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong công tác soạn thảo luật mà còn gây nên sự tốn kém, lãng phí về kinh phí và các điều kiện, nguồn lực bảo đảm khác để tiến hành soạn thảo. Đồng thời, dễ làm nảy sinh sự thống nhất về nội dung, cách thức trình bày, thuật ngữ, kỹ thuật lập pháp đối với các dự án luật.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo (10/01/2007) nhưng trên thực tế việc áp dụng các quy định về thành phần Ban soạn thảo chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh hoặc mang tính hình thức. Do chế độ làm việc kiêm nhiệm nên các thành viên trong Ban soạn thảo thường lẫn lộn về mục đích trong quá trình tham gia soạn thảo dự luật. Là một thành viên Ban soạn thảo, họ cần phải xây dựng một dự luật phù hợp với thực tiễn, còn với tư cách là người đại diện của cơ quan, họ phải cân nhắc rất nhiều đến lợi ích của cơ quan chủ quản của mình.
Bên cạnh đó do chưa xây dựng được một kế hoạch tổng thể và chi tiết nhằm xác định những nội dung cần phải thảo luận trước và mục đích đặt ra đối với các cuộc thảo luận tiếp theo nên cuộc họp của Ban soạn thảo hết sức hình thức. Ở những cuộc họp tiếp theo, họ lại tiếp tục quay lại những vấn đề mà cuộc họp trước mà họ vừa mới thảo luận và kết luận. Hơn nữa các công việc của Ban soạn thảo hiện nay chủ yếu do Tổ biên tập làm là chính và mặc dù có sự thừa nhận của Tổ biên tập về mặt pháp luật nhưng thiếu sự phân công rạch ròi giữa Ban soạn thảo và Tổ này. Với một số lượng không nhiều các chuyên gia nhưng yêu cầu về năng lực mọi mặt của Tổ biên tập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dự án luật và đến cả chất lượng lập pháp của Quốc hội.107