6. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hướng phát triển của BHXH thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện chủ trương mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động và từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân. BHXH Việt Nam nói chung và BHXH thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phải luôn đặt ra cho mình định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng đồng thời luôn hướng tới mục tiêu hiệu quả xã hội và công bằng:
Thứ nhất: Đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội tham gia BHXH đối với các tầng lớp dân cư trong cộng đồng xã hội. Thực hiện tốt các chế độ BHXH nhằm ổn định đời sống về vật chất và tinh thần của người tham gia BHXH, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước là cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ hai: Tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH dưới cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện.
Thứ ba: Thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của các đối tượng tham gia bảo hiểm theo quy định để tăng nhanh nguồn thu. Kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi ra từ quỹ, thực hiện chi đúng đối tượng, đúng chính sách, đủ số lượng và kịp thời cho đối tượng được thụ hưởng. Thực hiện hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ có hiệu quả cao, tránh rủi ro, thất thoát quỹ.
Thứ tư: Giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, từng bước tăng mức đóng góp của người tham gia BHXH và chủ sử dụng lao động. Quỹ BHXH đảm bảo sự cân đối ổn định, vững chắc, luôn luôn có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chi tiêu của quỹ.
Thứ năm: Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính Nhà nước trong hệ thống BHXH Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của bộ máy tổ chức đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển bền vững sự nghiệp BHXH, nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH đối với các đối tượng tham gia và người được hưởng các chế độ BHXH.