BHXH trên thế giới

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội Tp.Hồ Chí Minh (Trang 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1.BHXH trên thế giới

Theo báo cáo của hệ thống An sinh xã hội thế giới năm 2010 – 2011 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhấn mạnh dù các biện pháp an sinh xã hội đóng vai trò thiết yếu làm giảm tác động xã hội của các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nhưng các lợi ích của hệ thống an sinh xã hội toàn diện vẫn ngoài tầm với của đa số người lao động. Những khoảng cách rất lớn trong tiếp cận các hệ thống an sinh xã hội ở đa số các nước, mặc dù an sinh xã hội luôn được thừa nhận giữ vai trò không thể thay thế để ổn định chính trị, kinh tế xã hội.

Chỉ khoảng 20% dân số trên thế giới trong độ tuổi lao động và gia đình họ được tiếp cận đầy đủ hệ thống an sinh xã hội toàn diện, trong đó chỉ có 17,2% tổng thu nhập nội địa toàn cầu được phân bổ cho an sinh xã hội. Trung bình chưa đầy 40% người lao động trên thế giới, trong đó có chưa đầy 20% người ở độ tuổi 65 trở lên ở các nước thu nhập thấp, được hưởng các chế độ hưu trí. Chương trình an sinh xã hội cho người thất nghiệp trên thực tế chỉ được thực thi ở 42 trong số 184 nước. Chưa đầy 35% phụ nữ nông thôn ở các nước thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ y tế công.

Đối với Châu Á đang đối mặt với áp lực về BHXH (lương hưu, BHYT quốc gia, trợ cấp thất nghiệp...). Nền kinh tế sôi động nhất của thế giới đang chuyển bánh từ xây dựng sự giàu có hướng tới xây dựng một nhà nước phúc lợi. Tốc độ và quy mô của sự chuyển đổi diễn ra ồ ạt. Tháng 10/2011, chính phủ Indonesia hứa hẹn tất cả công dân sẽ có bảo hiểm y tế vào năm 2014. Như vậy chính phủ Indonesia đang

hướng đến trở thành nhà chi trả lớn nhất cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia. Trung Quốc trong vòng hai năm đã mở rộng phạm vi bảo hiểm hưu trí cho thêm 240 triệu người dân ở nông thôn. Số người này vượt qua tổng số người được chăm sóc bởi an sinh xã hội và hệ thống lương hưu của Mỹ. Cách đây vài năm khoảng 80% người dân ở nông thôn Trung Quốc không có BHYT; tại Ấn Độ, khoảng 40 triệu hộ gia đình được hưởng lợi từ quỹ an sinh xã hội do chính phủ ban hành. Ngoài ra, Ấn Độ cũng mở rộng cấp BHYT cho hơn 110 triệu người nghèo, hơn gấp đôi số người không có bảo hiểm ở Mỹ.

Nếu lấy thời điểm Đức bắt đầu hệ thống lương hưu từ thập niên 1880 là điểm khởi đầu. Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh hoạt động từ năm 1948 là đỉnh cao, thì việc xây dựng các quốc gia phúc lợi ở Châu Âu đã trải qua hơn nửa thế kỷ.

Đến nay, mạng lưới an sinh tại những nước lớn của Châu Á thường ở mức tối thiểu là bảo hiểm y tế cơ bản và lương hưu, chiếm phần nhỏ thu nhập của người lao động. Hiện tại, tỷ lệ chi tiêu xã hội của Châu Á so với quy mô nền kinh tế chỉ bằng khoảng 30% mức trung bình của các nước giàu, thấp hơn nhiều so với những khu vực mới nổi của thế giới.

Tỷ lệ trên cho thấy cơ hội để mở rộng phúc lợi vẫn còn nhiều, nhưng Châu Á còn đối mặt với nhiều vấn đề khác. Nhân khẩu là một điển hình. Mặc dù một số quốc gia, cụ thể như Ấn Độ, có dân số tương đối trẻ thì ở Châu Á có nhiều quốc gia dân số già nhanh chóng. Tỷ lệ người già của Trung Quốc hiện nay khoảng 20%, và cho đến năm 2035 thì tỷ lệ này có thể là 50%.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội Tp.Hồ Chí Minh (Trang 29)