6. Kết cấu của luận văn
2.2.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nhằm tránh sai sót trong quá trình nghiên cứu sau này, dựa vào khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến, sau khi xem xét kết quả nghiên cứu định tính, phiếu khảo sát một lần nữa được điều chỉnh để đáp viên dễ hiểu hơn. Sau khi chắc chắn rằng bảng câu hỏi đã hoàn thiện, tác giả tiến hành khảo sát trên diện rộng. Toàn bộ dữ liệu nhận được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và được hỗ trợ bởi Microsoft Excel. Với phần mềm Microsoft Excel, SPSS thực hiện phân tích dữ liệu thông qua các công cụ như thống kê mô tả (discriptive statistics), đồ thị (graphs), kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (factor analysis), phân tích hồi quy (linear regression). Ngoài ra đề tài còn sử dụng thống
kê, tổng hợp để có các đánh giá chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu như phân tích (T-test, ANOVA,...).
Công cụ Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó.
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, thu thập lượng biến khá lớn nhưng các biến có liên hệ với nhau nên gom chúng thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ của cơ quan BHXH.
Sau khi phân tích nhân tố, thang đo được đưa vào phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội với đầu vào là số nhân tố đã được xác định nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này trong dịch vụ công của BHXH đến sự hài lòng của khách hàng khi tham gia BHXH.
Kiểm định Independent-Samples T-test, kiểm định One way ANOVA, đánh giá trung bình được dùng để xem xét ảnh hưởng của các biến định tính đến các nhân tố, xem xét các mục hỏi nào được khách hàng đánh giá cao.