Khi nghiên cứu lưới điện truyền tải trong TTĐ, hệ thống phân phối và truyền tải là các ranh giới tự nhiên. Lưới phân phối và truyền tải trong một khu vực do một Công
ty sở hữu và điều khiển mà không một công ty nào khác được quyền thâm nhập vào. Để cạnh tranh trong hoạt động truyền tải và phân phối, một công ty phải xây dựng lưới truyền tải riêng của mình, điều này chắc chắn là tốn kém không chỉ về tài chính mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế, xã hội trong việc sử dụng các cơ
sở hạ tầng của Quốc gia hay khu vực. Bởi vậy:
Nếu lựa chọn cấu trúc lưới truyền tải điện duy nhất do một chủ sở hữu, do Tổng công ty Truyền tải (NPT) làm chủ thì:
- Tính cạnh tranh và hiệu quả của TTĐ phụ thuộc vào khả năng của lưới điện truyền tải. Hệ thống truyền tải càng mạnh thì xác suất hệ thống bị nghẽn mạch do quá tải càng giảm và như vậy sẽ tránh được hiện tượng TTĐ cạnh tranh bị chia cắt theo địa lý.
- Môi trường cạnh tranh của TTĐ đòi hỏi phải tiếp cận rộng rãi các hệ thống truyền tải và phân phối kết nối với các khách hàng rải rác và các nhà cung cấp, việc định giá truyền tải thích hợp có thể đem lại doanh thu như mong muốn, thúc đẩy sự vận hành hiệu quả của các TTĐ, khuyến khích đầu tư vào việc phân bổ các đường truyền và sản xuất một cách tối ưu.
- Tuy nhiên, khi xem xét thị trường truyền tải, có thể kết luận rằng đây là một dạng độc quyền tự nhiên. Bởi vậy, để tránh độc quyền tự nhiên khi lựa chọn cấu trúc lưới tải như trên, Nhà nước phải đưa ra hành lang pháp lý để tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà sản xuất và người mua điện được cạnh tranh với nhau trong việc sản xuất và bán lẻđiện. Lưới điện do Nhà nước sở
hữu được mở cửa tự do và công bằng cho mọi người sử dụng để buôn bán
điện.
Nếu cấu trúc lưới truyền tải điện chia thành 3 vùng: Bắc, Trung, Nam do các Công ty Truyền tải địa phương làm chủ, hợp tác với nhau trong TTĐ. Với cấu trúc lưới truyền tải này sẽ thuận lợi trong việc bảo trì, bảo dưỡng cũng như phù hợp với trình độ quản lý của ngành điện Việt Nam như hiện nay. Thúc đẩy lộ trình phát triển TTĐ Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, đưa đến nhiều lựa chọn cho khách hàng, đảm bảo tính công bằng, minh bạch.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn cấu trúc lưới truyền tải điện thành 3 khu vực sẽ có những khó khăn trong công tác quản lý, đó là dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý vận hành lưới truyền tải điện. Mặc khác, do đặc thù của lưới điện truyền tải là độc quyền tự nhiên dẫn đến việc độc quyền theo vùng địa lý có thể xảy ra.
Với việc lựa chọn cấu trúc lưới truyền tải điện là cơ sở để lựa chọn phương pháp và thuật toán trong tính toán phí truyền tải điện. Từ hiện trạng của Ngành điện Việt Nam, cấu trúc lưới truyền tải điện Việt Nam giả thuyết rằng được chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam do các công ty truyền tải địa phương làm chủ, hợp tác với nhau trong TTĐ bán buôn kiểu mua-bán song phương và mua-bán trên sàn.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU DÒNG CHẢY CÔNG
SUẤT VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CHO THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM