Từ tháng 7 năm 2007 trở về trước, mô hình tổ chức công tác đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các lưới điện truyền tải của EVN bao gồm 4 công ty truyền tải
điện và 3 ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc, Trung và Nam. Kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2007, các công ty truyền tải đã bàn giao lưới điện 110kV cho các công ty Điện lực, chỉ quản lý lưới điện 220 – 500kV. Công ty Truyền tải điện 1 quản lý lưới điện khu vực miền Bắc, đến Hà Tĩnh (29 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 2 quản lý khu vực trung Trung Bộ, từ Quảng Bình đến Quảng Nam (7 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 3 quản lý lưới điện khu vực nam Trung Bộ, từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận và Tây Nguyên (7 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 4 quản lý lưới điện khu vực miền Nam (21 tỉnh). Theo mô hình này các công công ty truyền tải điện hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp và ủy quyền của EVN, được EVN cấp các kinh phí cho hoạt đọng quản lý vận hành và đầu tư. Các công ty truyền tải
điện chỉ có chức năng: quản lý, vận hành lưới điện trong địa bàn quản lý; tổ chức lực lượng và thực hiện thí nghiệm, sửa chữa; quản lý các dự án đầu tư thuộc loại cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện hiện có (các công trình mới được giao cho ban quản lý dự án). Cho đến năm 2007 thì 4 công ty truyền tải và 3 ban quản lý dự án đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, với phương thức quản lý điều hành nói trên, khối lượng công việc tại EVN sẽ quá lớn, dẫn đến quá tải trong xét duyệt cũng như dẫn đến cơ chế “xin cho”, chỉ đạo điều hành đôi khi chưa bám sát thực tế quản lý vận hành, đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải. Do phần lớn các hạng mục công trình phải có sự nhất trí, thông qua của tập đoàn nên các đơn vị bị
hạn chế tính chủđộng, sáng tạo trong giải quyết công việc; cũng do các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên chưa khuyến khích các đơn vị chủđộng giảm thiểu chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong khi cả 3 ban quản lý dự án của tập đoàn thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình lưới điện mới thì tại các công ty truyền tải điện cũng hình thành các ban quản lý dự án kiêm nhiệm trực thuộc để
thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Như vậy, có đến 2 khối ban quản lý dự án là điều bất cập trong quản lý, lãng phí nhân lực và trang thiết bị, đồng thời gây chống chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm khi xử lý công việc.
Xuất phát từ những bất cập nêu trên và để chuẩn bị các điều kiện tiên quyết cho thị
tướng Chính phủ chấp thuận, ngày 07/07/2008 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết định thành lập Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV), đáp ứng tiêu chí các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN
được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập về hạch toán kinh doanh.
Hiện nay, NPT đang do EVN trực tiếp sở hữu, quản lý, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, là một phần sức mạnh không tách rời đảm bảo để EVN chịu trách nhiệm chủđạo trong việc đáp ứng nhu cầu điện của cả nước và trao đổi
điện với các nước trong khu vực; EVN giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn đinh, an toàn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư phát triển các công trình lưới điện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quảđầu tư.