Qua nghiên cứu, phân tích, so sánh các phương pháp tính phí truyền tải cũng như
tính toán áp dụng cụ thể cho các lưới điện đơn giản, có nhận xét như sau:
Tính phí truyền tải theo phương pháp “tem thư”:
- Đơn giản, dễ tính và dễ hiểu nên được áp dụng rộng rãi ở các TTĐ trên thế
giới.
- Không công bằng cho người sử dụng, các đơn vị tham gia thị trường phải bù chéo lẫn nhau và không tính đến vai trò của từng đơn vị trong vấn đề gây ra nghẽn mạch.
- Không khuyến khích người sử dụng và đầu tư hiệu quả vào lưới truyền tải
điện.
Tính phí truyền tải theo phương pháp tham gia biên: - Công bằng cho người sử dụng lưới truyền tải điện
- Khuyến khích sử dụng và đầu tư hiệu quả vào lưới truyền tải điện.
- Đã tính đến vai trò của từng đơn vị sử dụng trong vấn đề gây ra nghẽn mạch (dựa trên tính toán độ nhạy).
- Nếu có các đường dây dài tải điện liên vùng (chẳng hạng như Việt Nam) thì phương pháp này là phương pháp duy nhất để tính chi phí truyền tải cho các vùng.
Từ việc đánh giá phí truyền tải xác định theo các phương pháp ở trên, đồng thời TTĐ Việt nam trong cấp độ tiếp theo sẽ là TTĐ bán buôn cạnh tranh và mua-bán trên sàn là kiểu thị trường có độ cạnh tranh cao, có lợi hơn trong khuyến khích đầu tư vào ngành điện. Thì phí truyền tải cần thực hiện 2 mục đích:
Quản lý nghẽn mạch.
Đối với mục “Quản lý nghẽn mạch” chỉ có phương pháp duy nhất là theo giá biên nút (LMP) hoặc giá biên vùng (Zonal Marginal Price - ZMP).
Đối với mục đích “Thu phí hoàn vốn + vận hành” có thể lựa chọn giữa 2 phương pháp:
Phương pháp “tem thư”. Phương pháp này hiện đang được nhiều nước sử
dụng, chủ yếu là do TTĐ ở các nước phát triển sớm, trong khi các phương pháp tiên tiến hơn chưa ra đời.
Phương pháp tham gia biên. Phương pháp này tính đến sự tham gia cụ thể
của từng nhà máy điện, phụ tải trên từng phần tử của lưới điện như đường dây, máy biến áp, do đó công bằng hơn và có tính khuyến khích sử dụng hiệu quả lưới điện.
Vì vậy, phương pháp đề xuất tính phí truyền tải cho TTĐ Việt Nam là phương pháp tham gia biên (MP); còn tính toán phí nghẽn mạch sử dụng phương pháp giá biên nút (LMP), phương pháp này được nhiều nước trên thế giới sử dụng như: Argentina, New Zealand, Singapore, Mỹ (PIM, New York, California, New England, Texas) [38].
CHƯƠNG 5
MÔ PHỎNG BÀI TOÁN TỐI ƯU DÒNG CHẢY CÔNG SUẤT DỰA
TRÊN RÀNG BUỘC THỊ TRƯỜNG VÀ TẮT NGHẼN, TÍNH PHÍ
TƯƠNG ỨNG CHO HỆ THỐNG
5.1 Giới thiệu phần mềm mô phỏng và bài toán OPF 5.1.1Giới thiệu PowerWorld Simulator [39]