Ngày 26/01/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình hình thành và phát triển TTĐ lực tại Việt Nam.
Lộ trình hình thành và phát triển được thể hiện qua 3 cấp độ:
Cấp độ 1: (2005 – 2014): Thị trường phát điện cạnh tranh.
Cấp độ 2: (2015 – 2022): Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Cấp độ 3: (Từ sau 2022): Thị trường bán lẻđiện cạnh tranh. Mỗi cấp độđược thực hiện theo hai bước: thí điểm và hoàn chỉnh.
Riêng cấp độ 2 (2015 – 2022) – Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, được thể hiện trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Bước 1 (2015 – 2016): Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm:
- Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện tiên quyết cho cấp độ này đã được đáp ứng.
- Cho phép lựa chọn một sốđơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm. Cho phép hình thành một số đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh khâu mua bán buôn điện. Các công ty truyền tải điện hiện tại được sáp nhập thành một công ty truyền tải
điện quốc gia duy nhất trực tiếp EVN; các đơn vị phân phối, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị điều hành giao dịch TTĐ do EVN tiếp tục quản lý.
Bước 2 (2017 – 2022): Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh: - Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh khi các điều kiện
- Cho phép các công ty phân phối điện hiện thuộc EVN được chuyển đổi thành các công ty độc lập (công ty nhà nước hoặc cổ phần) để mua điện trực tiếp từ
các đơn vị phát điện và ngược lại, các đơn vị phát điện cũng cạnh tranh để
bán điện cho các đơn vị phân phối và các khách hàng lớn.
1.2.2.2Chủ trương của Bộ Công thương
Ngày 15 tháng 04 năm 2010 Bộ Công thương ban hành Thông tư số
12/2010/TT-BCT về Quy định hệ thống điện truyền tải [5] Thông tư này quy định về:
- Các tiêu chuẩn vận hành HTĐ truyền tải - Đầu tư phát triển lưới điện truyền tải - Dự báo nhu cầu phụ tải điện
- Điều kiện và thủ tục đấu nối vào lưới điện truyền tải - Điều độ và vận hành HTĐ truyền tải.
- Đo đếm điện năng tại các điểm giao nhận giữa lưới điện truyền tải và lưới
điện phân phối, nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải không tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh và khách hàng sử dụng điện nhận
điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải. Thông tư áp dụng cho các đối tượng sau đây: - Đơn vị truyền tải điện
- Đơn vị vận hành HTĐ và TTĐ
- Đơn vị bán buôn điện - Đơn vị phân phối điện
- Đơn vị phát điện có nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải - Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải. - Tập đoàn điện lực Việt Nam.
Ngày 15 tháng 04 năm 2010 Bộ Công thương ban hành Thông tư số
13/2010/TT-BCT về Quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng chi phí vận hành HTĐ và TTĐ [6].
Thông tư này quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng và chi phí vận hành HTĐ và TTĐ.
Thông tư này áp dụng đối với Đơn vị vận hành HTĐ và TTĐ quốc gia, Công ty mua bán điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngày 15 tháng 04 năm 2010 Bộ Công thương ban hành Thông tư số
14/2010/TT-BCT về việc quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện [7].
Ngày 19 tháng 01 năm 2012 Bộ Công thương ban hành Thông tư số
03/2012/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ Công thương quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện [8].
1.2.2.3Chủ trương trong Luật điện lực
Ngày 03 tháng 12 năm 2004 Quốc hội ban hành Luật điện lực số
28/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2005 [9]. Sau đó Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Luật điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 do Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký. Trong đó TTĐ lực được quy định trong Chương IV, thể hiện từĐiều 17 đến Điều 31 [10].
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN VÀ CÁC LỰA CHỌN CHO
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
2.1 Những vấn đề về truyền tải điện trong TTĐ 2.1.1Vận hành HTĐ[1] 2.1.1Vận hành HTĐ[1]
Điện năng sản xuất ở các nhà máy điện được truyền tải qua lưới điện đến người tiêu thụ. Đơn vị điều độ các cấp điều khiển quá trình vận hành từ khâu dự báo phụ tải, chuẩn bị chương trình vận hành đến điều khiển vận hành trong thời gian thực.
Vận hành HTĐ là điều khiển hoạt động của HTĐ sao cho điện năng được truyền từ
các nguồn điện đến các phụ tải đúng như yêu cầu của họ với các chất lượng phục vụ đạt yêu cầu và với chi phí sản xuất và truyển tải nhỏ nhất trong điều kiện hiện có của lưới điện và HTĐ.
HTĐ thông qua hệ thống điều độ giải quyết liên tục các vấn đề sau:
Công suất tác dụng nguồn điện phát ra phải lớn hơn công suất yêu cầu của phụ
tải do có tổn thất công suất trên lưới điện.
Điều chỉnh liên tục công suất tác dụng phát ra của nguồn điện để cân bằng sự
biến thiên liên tục của phụ tải điện từđó để giữ tần số trong phạm vi cho phép.
Phải điều chỉnh liên tục điện áp bằng cách điều chỉnh nguồn công suất phản kháng và dòng công suất phản kháng trên lưới điện.
Phải dự phòng công suất tác dụng và phản kháng đủđáp ứng các trường hợp sự
cố nguồn điện. Đảm bảo độ tin cậy của HTĐ ở mức hợp lý. Có thể có cả dự
phòng lạnh.
Khi sự cố, nguồn điện kể cả dự phòng không đủ đáp ứng phụ tải thì sa thải phụ
tải để giữ vững hệ thống.
Khi xảy ra nghẽn mạch (quá tải nhiệt một đường dây nào đó, điện áp nút nào đó thấp hơn yêu cầu hay chếđộ chạm giới hạn ổn định) cần phải điều chỉnh chếđộ
phát của các nhà máy điện hoặc sa thải phụ tải nếu cần để giữ vững HTĐ.
Trong HTĐ duy nhất thuộc sở hữu Nhà nước (HTĐ độc quyền có điều tiết – regulated monopoly) những vấn đề trên được giải quyết chung bởi đơn vị điều độ
HTĐ, mọi chi phí được bù đắp bởi tiền thu từ bán điện. Nhà nước lập ra các quy
định về pháp lý để vận hành HTĐ này. Giá điện cũng được quy định sao cho HTĐ
có lãi suất hợp lý.
Khi HTĐ mở cửa cho tư nhân đầu tư vào khâu sản suất và phân phối điện, thì hình thành TTĐ và các vấn đề trên được giải quyết trên nguyên tắc theo cơ chế thị
trường. TTĐ xuất hiện, Nhà nước phải đưa ra các quy định mới để kiểm soát và
điều tiết TTĐđồng thời khuyến khích đầu tư vào ngành điện.
2.1.2Lưới điện trong TTĐ[1]
Trong HTĐ độc quyền lưới điện cùng với nhà máy điện và các đơn vị phân phối
điện là một tổng thể duy nhất được điều khiển theo mục tiêu chung của toàn hệ
thống. Điều độ Quốc gia điều khiển đồng thời các nhà máy điện và lưới truyền tải nhằm đạt được mục tiêu là chi phí sản suất của toàn hệt thống điện là nhỏ nhất. Do
đó, lưới truyền tải điện không có đơn vịđiều hành riêng. Các đơn vị truyền tải được lập ra nhằm mục đích quản lý cơ sở hạ tầng lưới điện. Sự giao tiếp giữa các đơn vị
truyền tải, nhà máy điện và đơn vị phân phối theo các quy tắc đơn giản.
Trong TTĐ thì các đơn vị truyền tải, phát điện và phân phối điện hoạt động độc lập, theo đuổi các mục tiêu riêng, lưới truyền tải làm nhiệm vụ truyền tải điện theo yêu cầu của các đơn vị này, mối quan hệ giữa các đơn vị trở thành phức tạp, do đó có các yêu cầu đối với lưới truyền tải điện mà ở HTĐđộc quyền không có.
Các yêu cầu đó là :
Lưới điện phải đảm bảo sao cho tất cả những người cần sử dụng, người mua và ngưới bán điện đều có thể sử dụng lưới điện một cách công bằng để thực hiện hợp
đồng mua bán điện đã ký kết.
Để thực hiện được các yêu cầu trên, lưới truyền tải điện phải được quản lý bằng một tổ chức độc lập được gọi là SO hay ISO tùy từng nước.
SO phải thực hiện các hợp đồng tải điện, phải là trung gian thanh toán giữa đơn vị
Trong hệ thống chỉ có một người mua duy nhất không có vấn đề này, vì POOLCO* mua tất cảđiện của GENCO và tải đến nơi bán.
Tuy nhiên, trong các kiểu TTĐ khác như mua bán song phương hay mua bán trên sàn, vấn đề sử dụng lưới điện một cách công bằng cần được giải quyết. Nhưng trên hết lưới liện, do đơn vị vận hành SO điều khiển phải đảm bảo HTĐ vận hành tốt, tin cậy, ổn định, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Vận hành HTĐ là công việc rất khó khăn, phức tạp trong TTĐ.
Như vậy, SO phải vận hành lưới điện theo đúng các quy định vận hành, tải điện năng theo yêu cầu, đảm bảo được sử dụng lưới điện một cách công bằng cho mọi người sử dụng trên cơ sở các quy tắc cho từng TTĐđặt ra.
2.1.2.1Nhiệm vụ của lưới truyền tải điện [1]
Lưới điện truyền tải bao gồm các đường dây và máy biến áp trung gian 220- 500/110kV, thiết bị bù dọc và ngang, thiết bị điều khiển và đo lường, thông tin v.v… làm nhiệm vụ tải điện từ các nhà máy điện đến các điểm nhận điện của các công ty mua điện LDC.
Lưới điện trong TTĐ là lưới điện mở cho mọi khách hàng, SO điều khiển vận hành lưới điện này có nhiệm vụ sau:
Đảm bảo an toàn cho HTĐ: Bảo đảm các thông số vận hành thỏa mãn các
điều kiện kỹ thuật đồng thời kinh tế nhất. Các điều kiện kỹ thuật gồm 3 nhóm: Bảo vệ an toàn cho từng thiết bị điện, mỗi thiết bị truyền tải để có khả
năng tải nhất định đã được lựa chọn khi thiết kế; bảo đảm chất lượng phục vụ
cho khách hàng (tần số, điện áp, và độ tin cậy cung cấp điện).; đảm bảo an toàn cho HTĐ (ổn định tĩnh, ổn định động và ổn định điện áp).
Trong vận hành SO chọn các chế độ phát công suất và điều chỉnh theo các yêu cầu – cắt các phụ tải cắt được để đảm bảo an toàn cho lưới truyền tải điện khi xảy ra nghẽn mạch.
Cung cấp các dịch vụ truyền tải điện mà người bán và người mua yêu cầu.
Ở TTĐ loại sàn giao dịch, SO phải tính và công bố giá mua bán điện cho
khách hàng, thực hiện thu tiền của khách hàng mua và trả tiền cho khách hàng bán điện.
Tính và công bố phí sử dụng lưới điện, phí vận hành. Phí này phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, chi phí vận hành và lãi suất được Nhà nước quy định. SO phải nắm được ai dùng cái gì, làm và gửi hóa đơn, thanh toán với khách hàng sau đó chuyển các tiền lãi cho các chủ sở hữu lưới điện. Phí truyền tải
được tính và công bố thường xuyên cho khách hàng.
Ngoài ra, đơn vị vận hành lưới điện còn phải sẵn sàng cung cấp các dịch vụ phụ
mà khách hàng yêu cầu.
Đảm bảo cơ hội sử dụng lưới điện một cách công bằng cho mọi khách hàng, không có sự phân biệt đối xử nào.
Trong TTĐ kiểu POOLCO không có vấn đề trên vì chỉ có một người vừa mua vừa bán duy nhất, nhưng trong các kiểu thị trường khác có nhiều người mua người bán thì vấn đề sẽ nảy sinh và cũng khá phức tạp.
Người mua cạnh tranh nhau để được sử dụng lưới điện một cách tốt nhất cho mình, SO phải có cơ chế hoạt động sao cho mọi khách hàng đều có cơ hợi sử
dụng lưới điện như nhau. Nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề này là “ai đến trước, được phục vụ trước”.
SO phải cung cấp thường xuyên cho khách hàng thông tin về tình trạng kỹ thuật của lưới truyền tải điện, hiện trạng mua bán điện, khả năng tải của lưới điện trong tương lai để khách hàng có thể thỏa thuận ký kết các hợp đồng mua bán
điện song phương và đặt chỗ cho truyền tải điện.
Mở thị trường thứ cấp đấu thầu quyền truyền tải chắc chắn giúp cho khách hàng mua và bán điện hạn chếđược ảnh hưởng của giao động giá điện khi xảy ra nghẽn mạch.
Thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng tải của lưới truyền tải điện khi cần thiết để hạn chế nghẽn mạch, gọi vốn đầu tư. Quy hoạch phát triển lưới truyền tải điện đáp ứng yêu cầu này càng tăng của khách hàng.
2.1.2.2Các dịch vụ cấp cho khách hàng
Dịch vụ chính là tải điện từđiểm này đến điểm khác của lưới điện theo yêu cầu của người bán và người mua.
Tuy nhiên, để HTĐ có thể vận hành suôn sẻ thì khách hàng còn phải trả tiền cho các dịch vụ phụ khác rất cần thiết, thiếu nó HTĐ không thể hoạt động được, các dịch vụ đó là: - Điều khiển HTĐ. - Cấp cấp công suất phản kháng và điều chỉnh điện áp. - Bù tổn thất công suất tác dụng. - Bù không cân bằng điện năng. - Theo dõi phụ tải. - Dự trữ vận hành.
SO phải tính toán phí truyền tải, phí nghẽn mạch, khả năng tải của lưới điện nói chung và khả năng tải đi xa, các loại dịch vụ có thể cấp và giá cả v.v… và công bố
công khai để khách hàng lựa chọn loại và mức dịch vụ.
2.1.2.3Các nhiệm vụ của SO
Các nhiệm vụ của đơn vị vận hành TTĐđược thể hiện trên sơđồ sau đây (hình 2.1) [1]: Hình 2.1: Các nhiệm vụ của SO SO Đơn vị vận hành TTĐ Vận hành lưới truyền tải điện Vận hành thị trường điện Tính toán và thu phí truyền tải Quản lý nghẽn mạch Quy hoạch phát triển lưới truyền tải điện 1. Lựa chọn chế độ vận hành đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. 2. Điều khiển vận hành trong thời gian thực 1. Cung cấp các dịch vụ chính và phụ.
2. Tính toán giá điện cho sàn giao dịch
3. Cung cấp thông tin cho khách hàng Cung cấp FTR hạn chế rủi ro cho khách hàng do nghẽn mạch Thực hiện các biện pháp kỹ
thuật nâng cao khả năng tải, giảm nghẽn mạch Tính toán khả năng tải của lưới điện Tính toán giá biên
2.1.3Các giới hạn truyền tải vật lý [11]
Để thiết kế một phương pháp quản lý tắt nghẽn hiệu quả, các nguyên nhân có thể đối với tắc nghẽn truyền tải cần được kiểm tra đầu tiên. Giới hạn truyền tải rất phức tạp nhưng có ít nhất các giới hạn truyền tải vật lý sau đây cần được quan tâm trong quản lý tắt nghẽn
• Giới hạn nhiệt (thermal limits) – Dòng công suất gây ra tổn thất điện năng làm nóng các đường dây điện và gây ra độ võng đường dây. Vượt qua nhiệt
độ nhất định, đường dây quá tải sẽ bị hư hỏng vĩnh viễn. Nguyên nhân đó là do không chỉ bởi dòng công suất tác dụng mà còn bởi dòng công suất phản kháng.
• Giới hạn biên độ điện áp (voltage magnitute limits) – hạn chế điện áp xác
định giới hạn vận hành mà có thể giới hạn dòng công suất trên các đường dây truyền tải. Hạn chếđiện áp chắc chắn đòi hỏi sự chú ý cho cả tải và việc