Quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện ở bất cư quốc gia nào bao giờ cũng gồm 3 khâu thống nhất với nhau: Sản xuất, truyền tải và phân phối
điện năng. Không giống như các loại hàng hóa khác, điện năng là một loại hàng hóa
đặc biệt, không thể dự trữ được sau khi đã sản xuất ra. Vì vậy, việc cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ tại mọi thời điểm là quy luật cơ bản của chu trình sản xuất và kinh doanh điện năng.
Từ trước đến nay, theo cấu trúc truyền thống, các chức năng nêu trên thường được tập trung trong một công ty: Công ty Điện lực Quốc gia. Tài sản của công ty điện lực hầu hết thuộc sở hữu Nhà nước hoặc một chử sở hữu nhất định. Dưới dạng ngành dọc toàn phần như vậy, một công ty sở hữu và vận hành toàn bộ các nhà máy cùng với lưới truyền tải và phân phối, đồng thời đảm nhận việc bán lẻđiện năng tới
người sử dụng. Công ty được độc quyền trong việc sản xuất và bán sản phẩm trong phạm vi dịch vụ của mình.
Sự tập trung các chức năng trong một công ty như vậy là do xuất phát từ quan điểm cho rằng nếu như một công ty sở hữu và điều khiển toàn bộ quá trình thì chi phí cho sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng sẽ thấp hơn.
Vậy bản chất độc quyền là gì: Độc quyền là tình trạng xảy ra khi thị trường chỉ
tồn tại một người bán. Do không có sự cạnh tranh, người độc quyền có thể tựđịnh
đoạt giá bán sản phẩm của mình nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Hiện tượng độc quyền có thể xảy ra đối với cả khu vực sở hữu công cộng (ví dụ: Bưu chính viễn thông, giao thông, cấp nước, v.v…) lẫn khu vực sở hữu tư nhân. Dù thuộc khu vực sở hữu nào, các đơn vị độc quyền thường được hình thành ở các lĩnh vực mà Nhà nước (bằng các luật và quy chế) muốn giới hạn sự cạnh tranh.
Theo kinh tế học, độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một doanh nghiệp hoặc một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất. Khi đó, chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm giảm nhanh khi sản lượng tăng lên và thường xuất hiện ở những ngành có chi phí cốđịnh lớn.
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, với đặc thù là sản xuất và tiêu thụ xảy ra
đồng thời, các hoạt động điện lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một HTĐ
thống nhất nên mang tính độc quyền tự nhiên cao – dù có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế. vì vậy, cần phải điều tiết hoạt động này để hạn chế độc quyền tự nhiên, không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Khi xem xét hoạt động truyền tải điện, có thể thấy rằng đây là một dạng thị trường
độc quyền tự nhiên. Chi phí cố định cao trong khi chi phí thường xuyên lại có xu hướng thấp. Vì những lý do như vậy, Nhà nước phải đưa ra các quy định cụ thểđể
tạo ra tính cạnh trạnh trong các hoạt động của các đơn vị tham gia TTĐ.
Hơn nữa, hệ thống phân phối và truyền tải là các ranh giới tự nhiên. Lưới phân phối và truyền tải trong một khu vực do một đơn vị sở hữu và điều khiển mà không có một đơn vị nào khác được quyền thâm nhập vào. Để cạnh tranh trong hoạt động truyền tải và phân phối, một đơn vị phải xây dựng lưới truyền tải và phân phối riêng
của mình, điều này chắc chắn là khó thực hiện; đồng thời, nếu có đầu tư xây dựng
được chắc chắn sẽ tốn kém không chỉ về tiền bạc mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng các cơ sở hạ tầng của Quốc gia hay khu vực.
Tóm lại: Từ những phân tích về bản chất độc quyền và độc quyền tự nhiên, nguyên nhân của sựđộc quyền trong ngành điện trong một thời gian dài như vậy là do bản chất của quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện.