Bước 3: Giải quyết bài toán OPF ràng buộc tuyến tính sử dụng thuật toán Primal LP, tính toán thay đổi gia tăng trong các biến kiểm soát (control variables). Các biến cân bằng (slack variables) được giới thiệu để tạo vấn đề khả thi ban đầu. Đó là các biến cân bằng được sử dụng để đáp ứng các ràng buộc đẳng thức và bất
đẳng thức. Các biến cân bằng thường có chi phí cao để trong suốt quá trình lặp
đi lặp lại các biến cân bằng thay đổi để đáp ứng các ràng buộc. Sau đó LP xác
định giải pháp tối ưu, khả thi cho bài toán tuyến tính.
Các biến cân bằng được sử dụng để ép buộc (enforce) [42]: - Ràng buộc MW khu vực/siêu khu vực (area/super area). - Ràng buộc MVA đường dây/biến áp (line/transformer) - Ràng buộc MW giao diện (interface)
Bước 4: Cập nhật các biến kiểm soát và giải quyết lại dòng chảy công suất.
Bước 5: Nếu những thay đổi trong các biến kiểm soát dưới sự cho phép thì giải pháp đã đạt được; nếu không đi đến bước 2.
Bước 6: Kết thúc bằng cách giải quyết lại dòng công suất.
Giải thuật Primal LP OPF dùng trong PowerWorld được thể hiện qua bài toán mô phỏng ở phần tiếp theo.
5.2 Mô phỏng bài toán trên PowerWorld Simulator
5.2.1Bài toán OPF với giải thuật Primal LP không có ràng buộc và có ràng buộc buộc
Xét bài toán 3 nút của IEEE, giả sử các nguồn phát, phụ tải và đường dây có thông số như bảng 5.1 và 5.2, các ràng buộc về mặt vật lý khác và thị trường được bỏ qua, nút 1 là nút cân bằng (Slack bus).
Bảng 5.1: Thông số nguồn phát hệ thống 3 nút
Nguồn Điện áp (pu) Giá biên ($) Pmax (MW)
G1 1.0 10 400 G2 1.0 10 400 G3 1.0 10 400 Bảng 5.2: Thông sốđường dây hệ thống 3 nút
Đường dây R (pu) X (pu) B (pu) Pmax (MVA)
1-2 0.0 0.1 0.0 100.0 1-3 0.0 0.1 0.0 100.0 2-3 0.0 0.1 0.0 100.0 Sơđồ mô phỏng được thể hiện như hình 5.1.
Hình 5.1: Sơđồ mô phỏng hệ thống điện 3 nút