Ngành điện hiện tại đang được vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) hiện đang sở hữu một phần lớn công suất các nguồn phát điện (trừ một số nhà máy được sở hữu bởi các đơn vị phát điện bên ngoài), nắm giữ toàn bộ khâu truyền trải, vận hành hệ thống, phân phối và kinh doanh bán lẻđiện.
Trong khâu phát điện, hiện tại EVN đang sở hữu hoặc nắm cổ phần chi phối 71% tổng công suất đặt toàn bộ hệ thống, phần còn lại được sở hữu bởi Tổng Công ty hay Tập đoàn nhà nước (Tập đoàn Dấu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, v.v…), các nhà đầu tư nước ngoài (theo hình thức BOT*) và các nhà
đầu tư tư nhân khác (theo hình thức IPP). Các nhà máy này bán điện cho EVN qua hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA).
Trong năm 2012, điện năng sản suất toàn HTĐ Quốc gia đạt 120.210 GWh (bao gồm cả sản lượng điện nhập khẩu) (bảng 2.1) và được thể hiện trên hình 2.2, sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc là 119.033 GWh, tăng 10,6% so với năm 2011 [12] (bảng 2.2).
Bảng 2.1: Nguồn phát điện toàn quốc năm 2012
(Nguồn EVN, 2012) Công suất khả
dụng (MW) Tỷsu trấọt ng vđặt (%) ề công Tổ(tring sệu kWh) ản lượng sảTn lỷ trượọng (%) ng về
Thủy điện 12.951 48,26% 52.795 43,9% Nhiệt điện chạy khí 468 1,74% 311 0,3% Nhiệt điện than 4.750 17,70% 22.715 18,9% Nhiệt điện dầu 517 1,93% 122 0,1% Tuabin khí 7.103 26,47% 41.169 34,2% Nhập khẩu 1.000 3,73% 2.676 2,2% Khác 48 0,18% 423 0,4% Tổng 26.836 100% 120.210 100% Nguồn phát điện toàn quốc năm 2012 Thủy điện 48% Nhiệt điện chạy khí 2% Nhiệt điện than 18% Nhiệt điện dầu 2% Tuabin khí 26% Khác 0% Nhập khẩu 4% (Nguồn: EVN, 2012) Hình 2.2: Nguồn phát điện toàn quốc năm 2012
Bảng 2.2: Phụ tải điện toàn quốc năm 2012
(Nguồn EVN, 2012) Khu vực Phụ tải (triệu kWh) Tăng trưởtrướng so vc (%) ới năm
Miền Bắc 47.174 110,9%
Miền Trung 11.802 113,1%
Miền Nam 59.194 110,3%
Toàn quốc (tính cả tổn
thất truyền tải) 119.033 110,6%
Hiện nay, về cơ bản EVN đã đáp ứng đủ nhu cầu điện cho các ngành kinh tế quốc dân và sinh hoạt của nhân dân. Nhưng trong tương lai, nhu cầu về điện tăng lên rất cao, như dự báo theo phương án của các cơ sở dùng điện sản xuất: 52.050 tỷ kWh (2005), khoảng 88 đến 93 tỷ kWh (2010) và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh. Trên cơ sở đó tổng công suất phát sẽ là: 11.340 MW (2005), 22.029 MW (năm 2011) và 26.854 MW (2020). Phụ tải điện toàn quốc 5 năm gần đây 10.02% 13.15% 14.08% 8.56% 10.60% 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Ph ụ t ả i ( tr i ệ u kW h) 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% T ă ng t r ưở ng ( % )
Phụ tải (triệu kWh) Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (%)
(Nguồn: EVN, 2012) Hình 2.3: Phụ tải điện toàn quốc 5 năm gần đây
Một số chỉ tiêu chủ yếu EVN đặt ra cho năm 2013 [13]:
Điện sản xuất và mua 130,53 tỷ kWh, tăng 11% so với năm 2012
Tổng sản lượng điện thương phẩm: 117 tỷ kWh, tăng 11,5% so với năm 2012;
Giá bán điện bình quân toàn ngành đạt: 1.459 đ/kWh.
Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm xuống còn 8,8%
Tiết kiệm trong lĩnh vực sử dụng điện tương đương 1,5% kế hoạch điện thương phẩm
Đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện và lưới điện với tổng giá trị thực hiện khoảng 106.605 tỷ đồng. Trong đó: Đầu tư thuần 75.973 tỷ đồng, tăng 39,65% so với năm 2012;
Trả nợ gốc và lãi vay toàn Tập đoàn 30.289 tỷđồng
Toàn Tập đoàn sản xuất và kinh doanh điện năng có lợi nhuận.
08 nhiệm vụ chính của EVN năm 2013 [13]:
Cung cấp điện đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
Đảm bảo tiến độ, khối lượng và chất lượng đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện và lưới điện.
Sản xuất và kinh doanh có lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động chung toàn Tập đoàn và từng đơn vị thành viên.
Thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn theo Quyết định số 1782/QĐ-TTg của thủ
tướng Chính phủ.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng và chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng sử dụng điện khi ngành điện chuyển sang cơ chế thị trường.
Thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia đảm bảo an sinh xa hội và an ninh, quốc phòng.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện dân chủ cơ sở và phòng chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm chỉnh Chương trình thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước.
Đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 – 210 tỷ kWh, năm 2020 khoảng 330 – 362 tỷ kWh, năm 2030 khoảng 695 – 834 tỷ kWh [14].
2.2.1.2Lưới điện truyền tải [15]
Lưới điện truyền tải Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960. Sau nửa thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay lưới điện truyền tải đã lớn mạnh với hàng vạn km đường dây và hàng trăm trạm biến áp.
Năm 1994, lưới điện 500kV chính thức được đưa vào vận hành (ngày 27/05/1994)
đồng thời Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập (theo Quyết định số
562/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ) là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của lưới điện truyền tải. Các Công ty Truyền tải điện thực sự chuyển biến về trình độ kỹ thuật và quản lý vận hành nhờ việc tiếp cận với công nghệ truyền tải điện cao áp 500kV.
Năm 2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được chuyển đổi từ Tổng công ty Điện lực Việt Nam (theo Quyết định số 148/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ). Lưới điện truyền tải với gần 9.000km đường dây và 21.000MVA dung lượng máy biến áp từ 220kV đến 500kV được quản lý vận hành bởi các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Năm 2007, “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét
đến năm 2025” được phê duyệt (theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Lưới điện truyền tải được định hướng phát triển đồng bộ với nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của
đất nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 – 2010 và dự
báo nhu cầu điện tăng ở mức 17% (phương án cơ sở) trong giai đoạn 2006 – 2015. Dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2015, khoảng 20.000MVA dung lượng máy biến áp 500kV, 50.000MVA dung lượng máy biến áp 220kV, 5.200km đường dây 500kV và 14.000km đường dây 220kV sẽđược xây dựng và đưa vào vận hành.
Năm 2008, Tổng Công ty Truyền tải Quốc Gia được thành lập (theo Quyết định số
223/QĐ-EVN ngày 11/04/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam) trên cơ sở tổ chức lại 04 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 03 Ban Quản lý dự án các Công trình điện miền Bắc, Trung, Nam theo lộ trình hình thành và phát triển TTĐ tại Việt Nam mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của lưới điện truyền tải Việt Nam.
Tính đến 31/12/2012, lưới điện truyền tải bao gồm 15.600MVA dung lượng máy biến áp 500kV, 26.226MVA dung lượng máy biến áp 220kV, 3.246MVA dung lượng MBA 110KV, 4.848km đường dây 500kV và 11.313km đường dây 220kV. Công nghệđường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220kV, trạm GIS 220kV, thiết bị SVC 110kV, tụ bù dọc 500kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính và nhiều công nghệ truyền tải điện tiên tiến trên thế giới đã được áp dụng rộng rãi tại lưới điện truyền tải Việt Nam.
Quy hoạch phát triển lưới điện [14]:
Theo quy hoạch điện VII như sau:
+ Quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải siêu cao áp:
Điện áp 500kV là cấp điện áp truyền tải siêu cao áp chủ yếu của Việt Nam.
Nghiên cứu khả năng xây dựng cấp điện áp 750kV, 1000kV hoặc truyền tải bằng điện một chiều giai đoạn sau năm 2020.
Lưới điện 500kV được sử dụng để truyền tải công suất từ Trung tâm điện lực, các nhà máy điện lớn đến các trung tâm phụ tải lớn trong từng khu vực và thực hiện nhiệm vụ trao đổi điện năng giữa các vùng, miền để đảm bảo vận hành tối ưu HTĐ.
+ Quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải 220kV:
Các trạm biến áp xây dựng quy mô từ 2 đến 3 máy biến áp, xem xét phát triển trạm có 4 máy biến và trạm biến áp GIS, trạm biến áp ngầm tại các thành phố lớn.
Các đường dây xây dựng mới tối thiểu là mạch kép, đường dây từ các nguồn
điện lớn, các trạm biến áp 500/220kV thiết kể tối thiểu mạch kép sử dụng dây dẫn phân pha.
+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 khoảng 929,7 nghìn tỷ đồng (tương đương với 48,8 tỷ USD, trung bình mỗi năm cần khoảng 4,88 tỷ USD). Giai
đoạn 2021 – 2030, ước tính tổng đầu tư khoảng 1.429,3 nghìn tỷ đồng (tương
đương với 75 tỷ USD). Trong cả giai đoạn 2011 – 2030, nhu cầu đầu tư khoảng 2.359 nghìn tỷđồng (tương đương 123,8 tỷ USD). Trong đó:
Đầu tư vào nguồn điện: Giai đoạn 2011 – 2020 là 619,3 nghìn tỷđồng chiếm 66,6% tổng vốn đầu tư, giai đoạn 2021 – 2030 là 935,3 nghìn tỷđồng, chiếm 65,5%.
Đầu tư vào lưới điện: Giai đoạn 2011- 2020 là 210,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư, giai đoạn 2021 – 2030 là 494 nghìn tỷ đồng, chiếm 34.5%.
Bảng 2.3: Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng theo từng giai đoạn (Nguồn: EVN, 2012) Hạng mục Đ.Vị 2011-2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030 Trạm 500kV MVA 17.100 26.750 24.400 20.400 Trạm 220kV MVA 35.863 39.063 42.775 53.250 ĐZ 500kV Km 3.833 4.539 2.234 2.724 ĐZ 220kV Km 10.637 5.305 5.552 5.020 2.2.1.3Mô hình tổ chức của EVN
Mô hình tổ chức của EVN hiện nay gồm các khối chức năng chính như sau [1]:
Khối phát điện: Gồm 16 công ty phát điện. Trong đó, 6 Công ty đã cổ phần hóa, 3 Công ty đã chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các công ty phát điện còn lại tồn tại dưới hình thức đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Trung tâm điều độ HTĐ quốc gia được thành lập dưới hình thức đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Theo “Quy trình Điều độ hệ thống điện Quốc gia, QTĐĐ-11-2001” ban hành theo quyết định số 56/QĐ-BCN ngày 26 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), việc điều hành HTĐ quốc gia được chia thành 3 cấp điều độ. Bao gồm: Điều độ HTĐ quốc gia, điều độ HTĐ miền, điều
độ lưới điện phân phối.
Công ty Mua bán điện: Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2008 dưới hình thức công ty hạch toán phụ thuộc, đại điện cho EVN đàm phán mua bán điện từ các nhà máy điện lớn để bán lại cho các công ty điện lực.
Khối truyền tải: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2008 dưới hình thức là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. NPT có trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống lưới truyền tải điện từ cấp điện áp 220kV trở lên, với 4
đơn vị thành viên là Công ty truyền tải điện 1, 2, 3 và 4.
Khối phân phối điện: Có 11 công ty điện lực. Trong đó, Công ty điện lực Khánh Hòa được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần (JSC), 5 Tổng công ty điện lực được thành lập dưới hình thức công ty TNHH MTV, các công ty điện lực còn lại được thành lập dưới hình thức công ty hạch toán độc lập. Tại các thành phố lớn, các khách hàng sử dụng điện được mua điện trực tiếp từ các công ty điện lực thuộc EVN. Ở các vùng sâu, vùng xa, hình thức kinh doanh điện qua các Hợp tác xã vẫn mang tính phổ biến, tạo nên một cấp kinh doanh điện bán lẻ cho các bộ phận.
2.2.2Mô hình quản lý kinh doanh lưới điện truyền tải Việt Nam 2.2.2.1Nguyên nhân độc quyền tự nhiên của lưới điện truyền tải [1] 2.2.2.1Nguyên nhân độc quyền tự nhiên của lưới điện truyền tải [1]
Như đã trình bày, độc quyền tự nhiên là một trường hợp đặc biệt của độc quyền trong kinh tế, nó thoát ly khỏi ý thức chủ quan của các nhà kinh doanh và được tạo nên do đặc thù công nghệ sản xuất hoặc do đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh.
Đối với hoạt động truyền tải điện, việc thiết lập hai hay nhiều hệ thống truyền tải hoạt động song song cạnh tranh lẫn nhau sẽ làm lãng phí kinh tế đất nước, những lợi ích mà cạnh tranh mang lại ởđây sẽ là rất nhỏ so với tác hại của nó. Xem xét mô hình tổ chức hoạt động truyền tải của các nước trên thế giới cho thấy, truyền tải luôn được tổ chức theo mô hình độc quyền. Ở một số quốc gia có thể cho phép tồn tại vài công ty truyền tải điện nhưng các công ty này vẫn phải mang tính chất độc quyền theo vùng địa lý và không thể cạnh tranh lẫn nhau.
Truyền tải điện giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất – kinh doanh điện năng. Việc Nhà nước nắm quyền sở hữu lưới điện truyền tải là một cơ sở quan trọng
để Nhà nước quản lý, điều tiết TTĐ cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành công nghiệp nặng lượng này.
2.2.2.2Thực trạng mô hình tổ chức quản lý lưới điện truyền tải [1]
Từ tháng 7 năm 2007 trở về trước, mô hình tổ chức công tác đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các lưới điện truyền tải của EVN bao gồm 4 công ty truyền tải
điện và 3 ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc, Trung và Nam. Kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2007, các công ty truyền tải đã bàn giao lưới điện 110kV cho các công ty Điện lực, chỉ quản lý lưới điện 220 – 500kV. Công ty Truyền tải điện 1 quản lý lưới điện khu vực miền Bắc, đến Hà Tĩnh (29 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 2 quản lý khu vực trung Trung Bộ, từ Quảng Bình đến Quảng Nam (7 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 3 quản lý lưới điện khu vực nam Trung Bộ, từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận và Tây Nguyên (7 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 4 quản lý lưới điện khu vực miền Nam (21 tỉnh). Theo mô hình này các công công ty truyền tải điện hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp và ủy quyền của EVN, được EVN cấp các kinh phí cho hoạt đọng quản lý vận hành và đầu tư. Các công ty truyền tải
điện chỉ có chức năng: quản lý, vận hành lưới điện trong địa bàn quản lý; tổ chức lực lượng và thực hiện thí nghiệm, sửa chữa; quản lý các dự án đầu tư thuộc loại cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện hiện có (các công trình mới được giao cho ban quản lý dự án). Cho đến năm 2007 thì 4 công ty truyền tải và 3 ban quản lý dự án đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, với phương thức quản lý điều hành nói trên, khối lượng công việc tại EVN sẽ quá lớn, dẫn đến quá tải trong xét duyệt cũng như dẫn đến cơ chế “xin cho”, chỉ đạo điều hành đôi khi chưa bám sát thực tế quản lý vận hành, đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải. Do phần lớn các hạng mục công trình phải có sự nhất trí, thông qua của tập đoàn nên các đơn vị bị
hạn chế tính chủđộng, sáng tạo trong giải quyết công việc; cũng do các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên chưa khuyến khích các đơn vị chủđộng giảm thiểu chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong khi cả 3 ban quản lý dự án của tập đoàn thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình lưới điện mới thì tại các công ty