Mô hình quản lý kinh doanh lưới điện truyền tải Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng chảy công suất và xác định phí trên lưới điện truyền tải (Trang 57)

Như đã trình bày, độc quyền tự nhiên là một trường hợp đặc biệt của độc quyền trong kinh tế, nó thoát ly khỏi ý thức chủ quan của các nhà kinh doanh và được tạo nên do đặc thù công nghệ sản xuất hoặc do đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh.

Đối với hoạt động truyền tải điện, việc thiết lập hai hay nhiều hệ thống truyền tải hoạt động song song cạnh tranh lẫn nhau sẽ làm lãng phí kinh tế đất nước, những lợi ích mà cạnh tranh mang lại ởđây sẽ là rất nhỏ so với tác hại của nó. Xem xét mô hình tổ chức hoạt động truyền tải của các nước trên thế giới cho thấy, truyền tải luôn được tổ chức theo mô hình độc quyền. Ở một số quốc gia có thể cho phép tồn tại vài công ty truyền tải điện nhưng các công ty này vẫn phải mang tính chất độc quyền theo vùng địa lý và không thể cạnh tranh lẫn nhau.

Truyền tải điện giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất – kinh doanh điện năng. Việc Nhà nước nắm quyền sở hữu lưới điện truyền tải là một cơ sở quan trọng

để Nhà nước quản lý, điều tiết TTĐ cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành công nghiệp nặng lượng này.

2.2.2.2Thực trạng mô hình tổ chức quản lý lưới điện truyền tải [1]

Từ tháng 7 năm 2007 trở về trước, mô hình tổ chức công tác đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các lưới điện truyền tải của EVN bao gồm 4 công ty truyền tải

điện và 3 ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc, Trung và Nam. Kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2007, các công ty truyền tải đã bàn giao lưới điện 110kV cho các công ty Điện lực, chỉ quản lý lưới điện 220 – 500kV. Công ty Truyền tải điện 1 quản lý lưới điện khu vực miền Bắc, đến Hà Tĩnh (29 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 2 quản lý khu vực trung Trung Bộ, từ Quảng Bình đến Quảng Nam (7 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 3 quản lý lưới điện khu vực nam Trung Bộ, từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận và Tây Nguyên (7 tỉnh); Công ty Truyền tải điện 4 quản lý lưới điện khu vực miền Nam (21 tỉnh). Theo mô hình này các công công ty truyền tải điện hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp và ủy quyền của EVN, được EVN cấp các kinh phí cho hoạt đọng quản lý vận hành và đầu tư. Các công ty truyền tải

điện chỉ có chức năng: quản lý, vận hành lưới điện trong địa bàn quản lý; tổ chức lực lượng và thực hiện thí nghiệm, sửa chữa; quản lý các dự án đầu tư thuộc loại cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện hiện có (các công trình mới được giao cho ban quản lý dự án). Cho đến năm 2007 thì 4 công ty truyền tải và 3 ban quản lý dự án đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, với phương thức quản lý điều hành nói trên, khối lượng công việc tại EVN sẽ quá lớn, dẫn đến quá tải trong xét duyệt cũng như dẫn đến cơ chế “xin cho”, chỉ đạo điều hành đôi khi chưa bám sát thực tế quản lý vận hành, đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải. Do phần lớn các hạng mục công trình phải có sự nhất trí, thông qua của tập đoàn nên các đơn vị bị

hạn chế tính chủđộng, sáng tạo trong giải quyết công việc; cũng do các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên chưa khuyến khích các đơn vị chủđộng giảm thiểu chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong khi cả 3 ban quản lý dự án của tập đoàn thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình lưới điện mới thì tại các công ty truyền tải điện cũng hình thành các ban quản lý dự án kiêm nhiệm trực thuộc để

thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Như vậy, có đến 2 khối ban quản lý dự án là điều bất cập trong quản lý, lãng phí nhân lực và trang thiết bị, đồng thời gây chống chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm khi xử lý công việc.

Xuất phát từ những bất cập nêu trên và để chuẩn bị các điều kiện tiên quyết cho thị

tướng Chính phủ chấp thuận, ngày 07/07/2008 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết định thành lập Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV), đáp ứng tiêu chí các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN

được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập về hạch toán kinh doanh.

Hiện nay, NPT đang do EVN trực tiếp sở hữu, quản lý, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, là một phần sức mạnh không tách rời đảm bảo để EVN chịu trách nhiệm chủđạo trong việc đáp ứng nhu cầu điện của cả nước và trao đổi

điện với các nước trong khu vực; EVN giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn đinh, an toàn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư phát triển các công trình lưới điện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quảđầu tư.

2.2.2.3Vị trí của NPT trong TTĐ cạnh tranh [1]

Hiện nay, tuy NPT hạch toán độc lập nhưng vẫn thuộc sở hữu và chi phối của EVN. Trong thời gian tới, khi mà TTĐ cạnh tranh phát triển ở Việt nam thì NPT có thể được đặt một vị trí nào khác ngoài EVN hay không? Hiện có hai quan điểm đề cập

đến vị trí của NPT trong hệ thống quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực.

Theo quan điểm thứ nhất, NPT cùng với Điều độ HTĐ Quốc gia được coi là các

đơn vị cung cấp dịch vụ chung cho HTĐ sẽ không chỉ tách hạch toán độc lập mà còn tách độc lập về mặt pháp lý với EVN. Theo định hướng của thị trường phát điện cạnh tranh thì phần phát điện của EVN ngày càng giảm, không còn giữ vị trí chủ đạo trong thị trường thì việc tăng cường điều tiết của Nhà nước thông qua Bộ quản lý ngành là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu thực hiện nhược điểm của phương án này là Chính phủ sẽ phải có một định hướng mới, phức tạp hơn cho EVN như là một tập đoàn kinh tế nhà nước; đồng thời cũng không đạt được mục tiêu tách tổ

chức và quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi Cơ quan hành chính Nhà nước, không hạn chế được các tác động trực tiếp và gián tiếp của Cơ

quan hành chính Nhà nước vào quyết định sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, nếu thực hiện theo phương án này cũng chưa phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ là tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng điều hành sản xuất kinh doanh.

Quan điểm thứ hai cho rằng, vai trò chủ sở hữu Nhà nước chuyển về Tổng công ty

đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hoặc một tổ chức chuyên trách trực thuộc Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với phần vốn của Nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước có quy mô lớn và quan trọng. Nếu thực hiện theo phương án này thì được coi là bước tiến lớn trong sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực điện lực. Hoạt động truyền tải sẽ được điều chỉnh bởi các thông lệ quản trị doanh nghiệp thông thường theo nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, phương án này cần có sự

nghiên cứu thấu đáo do tính chất liên kết hệ thống rất cao trong HTĐ, một thành phần tham gia hệ thống không tốt sẽ dẫn đến cả HTĐ hoạt động không tốt.

Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn

đầu ở nước ta, các mục tiêu tăng trưởng luôn gắn chặt với mục tiêu ổn định xã hội.

Định hướng Xã hội chủ nghĩa không cho phép sự tăng trưởng kinh tế quá nóng hoặc mất cân bằng. EVN là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò như

ngành công nghiệp hạ tầng cũng đã trải qua các quá trình sắp xếp, đổi mới căn bản

để theo kịp với yêu cầu cạnh tranh và phát triển nội tại của nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong quá trình sắp xếp đổi mới, EVN vẫn giữ vai trò chính trong hoạt động điện lực, nếu NPT vẫn được giao là đầu mối duy nhất quản lý truyền tải điện thì ngành Điện sẽ tiếp tục thể hiện vai trò nền tảng hạ tầng của đất nước. Nói tóm lại, để doanh nghiệp Nhà nước như EVN tiếp tục khẳng định trách nhiệm của mình đối với việc đáp ứng đủ nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, để ngành Điện thực sự là đòn bẩy của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện

đại hóa đất nước thì việc NPT thuộc quản lý của EVN là hoàn toàn hợp lý. Khi đến giai đoạn TTĐ phát triển, hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực đầy đủ, cung cấp điện đã đáp ứng đủ nhu cầu và có dự phòng hệ thống, giá cảđiện năng do quy luật cung cầu quyết định thì lúc đó vấn đề quản lý truyền tải điện thuộc hay không thuộc EVN, truyền tải điện do Nhà nước sở hữu hay không phải Nhà nước sở hữu dường như sẽ không còn là vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, để NPT làm tốt các chức năng, nhiệm vụ được EVN và Nhà nước giao, Bộ Công thương cần khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động truyền tải điện nói riêng và hoạt động điện lực nói chung. Cụ thể là: Giảm thiểu thủ

và quản lý giấy phép hoạt động điện lực, trong đó có giấy phép hoạt động điện lực

đối với hoạt động truyền tải điện; khẩn trương ban hành quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi phí tối thiểu, cơ sở pháp lý cho việc tính toán phí truyền tải và phí đấu nối của các nhà máy điện vào lưới điện truyền tải Quốc gia. Các quy định về hoạt động của TTĐ lực bao gồm: Quy định vận hành TTĐ; quy định lưới điện truyền tải; quy định lưới điện phân phối; quy định đo đếm

điện năng v.v…; khẩn trương hoàn thành các quy định về phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và ban hành các loại giá và phí trong hoạt động điện lực theo quy

định của pháp luật.

2.2.3Lựa chọn cấu trúc TTĐ[1]

TTĐ bán buôn hợp lý nhất, có mức độ cạnh tranh nhất là TTĐ mua bán trên sàn giao dịch kết hợp giao dịch song phương. Do đó, TTĐ Việt Nam cần nhanh chóng tiến tới TTĐ loại này.

Để xây dựng TTĐ loại này cần phải:

ƒ Thành lập đơn vịđiều hành TTĐ: MO.

ƒ Tái cấu trúc HTĐ theo hướng:

- Lưới truyền tải trở thành đơn vịđộc lập do nhà nước sở hữu và quản lý. - Các nhà máy điện do sở hữu Nhà nước cần được cổ phần hóa thành các

GENCO độc lập.

- Các công ty phân phối được cổ phần hóa thành các công ty mua bán điện độc lập.

- Đơn vị điều độ HTĐ A0 được tách riêng thành đơn vịđộc lập SO (ISO) làm nhiệm vụđiều hành HTĐ và TTĐ.

ƒ Lập sàn giao dịch mua-bán điện.

ƒ Nhà nước lập ra các quy định pháp lý và các quy tắc vận hành thích hợp. Do đó, lựa chọn cấu trúc TTĐ giả thuyết rằng trong tương lai là một TTĐ bán buôn kiểu mua-bán song phương và mua-bán trên sàn là kiểu TTĐ có độ cạnh tranh cao có lợi hơn trong khuyến khích đầu tư vào ngành điện.

2.2.4Lựa chọn cấu trúc lưới truyền tải điện [1]

Khi nghiên cứu lưới điện truyền tải trong TTĐ, hệ thống phân phối và truyền tải là các ranh giới tự nhiên. Lưới phân phối và truyền tải trong một khu vực do một Công

ty sở hữu và điều khiển mà không một công ty nào khác được quyền thâm nhập vào. Để cạnh tranh trong hoạt động truyền tải và phân phối, một công ty phải xây dựng lưới truyền tải riêng của mình, điều này chắc chắn là tốn kém không chỉ về tài chính mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế, xã hội trong việc sử dụng các cơ

sở hạ tầng của Quốc gia hay khu vực. Bởi vậy:

ƒ Nếu lựa chọn cấu trúc lưới truyền tải điện duy nhất do một chủ sở hữu, do Tổng công ty Truyền tải (NPT) làm chủ thì:

- Tính cạnh tranh và hiệu quả của TTĐ phụ thuộc vào khả năng của lưới điện truyền tải. Hệ thống truyền tải càng mạnh thì xác suất hệ thống bị nghẽn mạch do quá tải càng giảm và như vậy sẽ tránh được hiện tượng TTĐ cạnh tranh bị chia cắt theo địa lý.

- Môi trường cạnh tranh của TTĐ đòi hỏi phải tiếp cận rộng rãi các hệ thống truyền tải và phân phối kết nối với các khách hàng rải rác và các nhà cung cấp, việc định giá truyền tải thích hợp có thể đem lại doanh thu như mong muốn, thúc đẩy sự vận hành hiệu quả của các TTĐ, khuyến khích đầu tư vào việc phân bổ các đường truyền và sản xuất một cách tối ưu.

- Tuy nhiên, khi xem xét thị trường truyền tải, có thể kết luận rằng đây là một dạng độc quyền tự nhiên. Bởi vậy, để tránh độc quyền tự nhiên khi lựa chọn cấu trúc lưới tải như trên, Nhà nước phải đưa ra hành lang pháp lý để tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà sản xuất và người mua điện được cạnh tranh với nhau trong việc sản xuất và bán lẻđiện. Lưới điện do Nhà nước sở

hữu được mở cửa tự do và công bằng cho mọi người sử dụng để buôn bán

điện.

ƒ Nếu cấu trúc lưới truyền tải điện chia thành 3 vùng: Bắc, Trung, Nam do các Công ty Truyền tải địa phương làm chủ, hợp tác với nhau trong TTĐ. Với cấu trúc lưới truyền tải này sẽ thuận lợi trong việc bảo trì, bảo dưỡng cũng như phù hợp với trình độ quản lý của ngành điện Việt Nam như hiện nay. Thúc đẩy lộ trình phát triển TTĐ Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt, đưa đến nhiều lựa chọn cho khách hàng, đảm bảo tính công bằng, minh bạch.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn cấu trúc lưới truyền tải điện thành 3 khu vực sẽ có những khó khăn trong công tác quản lý, đó là dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý vận hành lưới truyền tải điện. Mặc khác, do đặc thù của lưới điện truyền tải là độc quyền tự nhiên dẫn đến việc độc quyền theo vùng địa lý có thể xảy ra.

Với việc lựa chọn cấu trúc lưới truyền tải điện là cơ sở để lựa chọn phương pháp và thuật toán trong tính toán phí truyền tải điện. Từ hiện trạng của Ngành điện Việt Nam, cấu trúc lưới truyền tải điện Việt Nam giả thuyết rằng được chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam do các công ty truyền tải địa phương làm chủ, hợp tác với nhau trong TTĐ bán buôn kiểu mua-bán song phương và mua-bán trên sàn.

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU DÒNG CHẢY CÔNG

SUẤT VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CHO THỊ

TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM

3.1 Giới thiệu

3.1.1Lịch sử tối ưu dòng chảy công suất

Tối ưu HTĐđã được mở ra với sự phát triển trong lý thuyết tối ưu và tính toán. Vào giữa đầu thế kỷ 20, bài toán tối ưu dòng chảy công suất được làm sáng tỏ bởi những kỹ sư và vận hành viên có kinh nghiệm sử dụng sự đánh giá, quy tắc ngón tay cái, và các công cụ thô sơ, bao gồm những nhà phân tích mạng tương tự và những quy tắc trượt đặc biệt. Dần dần, những người trợ giúp tính toán đã được giới thiệu để

tham gia trực quan về kinh nghiệm người vận hành. Bài toán tối ưu dòng chảy công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng chảy công suất và xác định phí trên lưới điện truyền tải (Trang 57)