Hiện nay, tuy NPT hạch toán độc lập nhưng vẫn thuộc sở hữu và chi phối của EVN. Trong thời gian tới, khi mà TTĐ cạnh tranh phát triển ở Việt nam thì NPT có thể được đặt một vị trí nào khác ngoài EVN hay không? Hiện có hai quan điểm đề cập
đến vị trí của NPT trong hệ thống quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực.
Theo quan điểm thứ nhất, NPT cùng với Điều độ HTĐ Quốc gia được coi là các
đơn vị cung cấp dịch vụ chung cho HTĐ sẽ không chỉ tách hạch toán độc lập mà còn tách độc lập về mặt pháp lý với EVN. Theo định hướng của thị trường phát điện cạnh tranh thì phần phát điện của EVN ngày càng giảm, không còn giữ vị trí chủ đạo trong thị trường thì việc tăng cường điều tiết của Nhà nước thông qua Bộ quản lý ngành là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu thực hiện nhược điểm của phương án này là Chính phủ sẽ phải có một định hướng mới, phức tạp hơn cho EVN như là một tập đoàn kinh tế nhà nước; đồng thời cũng không đạt được mục tiêu tách tổ
chức và quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi Cơ quan hành chính Nhà nước, không hạn chế được các tác động trực tiếp và gián tiếp của Cơ
quan hành chính Nhà nước vào quyết định sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, nếu thực hiện theo phương án này cũng chưa phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ là tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng điều hành sản xuất kinh doanh.
Quan điểm thứ hai cho rằng, vai trò chủ sở hữu Nhà nước chuyển về Tổng công ty
đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hoặc một tổ chức chuyên trách trực thuộc Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với phần vốn của Nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước có quy mô lớn và quan trọng. Nếu thực hiện theo phương án này thì được coi là bước tiến lớn trong sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực điện lực. Hoạt động truyền tải sẽ được điều chỉnh bởi các thông lệ quản trị doanh nghiệp thông thường theo nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, phương án này cần có sự
nghiên cứu thấu đáo do tính chất liên kết hệ thống rất cao trong HTĐ, một thành phần tham gia hệ thống không tốt sẽ dẫn đến cả HTĐ hoạt động không tốt.
Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn
đầu ở nước ta, các mục tiêu tăng trưởng luôn gắn chặt với mục tiêu ổn định xã hội.
Định hướng Xã hội chủ nghĩa không cho phép sự tăng trưởng kinh tế quá nóng hoặc mất cân bằng. EVN là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò như
ngành công nghiệp hạ tầng cũng đã trải qua các quá trình sắp xếp, đổi mới căn bản
để theo kịp với yêu cầu cạnh tranh và phát triển nội tại của nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong quá trình sắp xếp đổi mới, EVN vẫn giữ vai trò chính trong hoạt động điện lực, nếu NPT vẫn được giao là đầu mối duy nhất quản lý truyền tải điện thì ngành Điện sẽ tiếp tục thể hiện vai trò nền tảng hạ tầng của đất nước. Nói tóm lại, để doanh nghiệp Nhà nước như EVN tiếp tục khẳng định trách nhiệm của mình đối với việc đáp ứng đủ nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, để ngành Điện thực sự là đòn bẩy của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước thì việc NPT thuộc quản lý của EVN là hoàn toàn hợp lý. Khi đến giai đoạn TTĐ phát triển, hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực đầy đủ, cung cấp điện đã đáp ứng đủ nhu cầu và có dự phòng hệ thống, giá cảđiện năng do quy luật cung cầu quyết định thì lúc đó vấn đề quản lý truyền tải điện thuộc hay không thuộc EVN, truyền tải điện do Nhà nước sở hữu hay không phải Nhà nước sở hữu dường như sẽ không còn là vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, để NPT làm tốt các chức năng, nhiệm vụ được EVN và Nhà nước giao, Bộ Công thương cần khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động truyền tải điện nói riêng và hoạt động điện lực nói chung. Cụ thể là: Giảm thiểu thủ
và quản lý giấy phép hoạt động điện lực, trong đó có giấy phép hoạt động điện lực
đối với hoạt động truyền tải điện; khẩn trương ban hành quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi phí tối thiểu, cơ sở pháp lý cho việc tính toán phí truyền tải và phí đấu nối của các nhà máy điện vào lưới điện truyền tải Quốc gia. Các quy định về hoạt động của TTĐ lực bao gồm: Quy định vận hành TTĐ; quy định lưới điện truyền tải; quy định lưới điện phân phối; quy định đo đếm
điện năng v.v…; khẩn trương hoàn thành các quy định về phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và ban hành các loại giá và phí trong hoạt động điện lực theo quy
định của pháp luật.