Khái niệm TTĐ và TTĐ hoàn hảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng chảy công suất và xác định phí trên lưới điện truyền tải (Trang 27)

Khái niệm TTĐ: Cũng như các giao dịch thương mại khác, các giao dịch điện năng cũng cần có các thiết chế như: người mua, người bán, các hợp đồng, các cơ chế

quản lý thị trường, cơ cấu giá thành, người vận hành thị trường và người vận hành hệ thống. Như vậy, TTĐ là nơi diễn ra các giao dịch điện năng giữa người bán và người mua, người truyền tải, được xác định bằng các hợp đồng kinh tế.

Khái niệm TTĐ hoàn hảo: Một TTĐ cạnh tranh hoàn hảo đạt được khi giá trị lợi ích xã hội ròng là cao nhất. Lý thuyết kinh tế vi mô cho thấy rằng lợi ích xã hội ròng bằng thặng dư của bên mua cộng thặng dư của bên bán (hình 1.1). Giá trị này sẽ đạt giá trị cao nhất trong một thị trường canh tranh hoàn hảo trong khi sẽ thấp hơn ở các dạng thị trường với điều kiện khác như thị trường độc quyền hay bán tự

do. Vì vậy, khi tiến hành thực hiện thị trường cạnh tranh, các cấu trúc được xem xét cần hướng đến thị trường cạnh tranh hoàn hảo để tối ưu hóa giá trị lợi ích xã hội ròng. Vậy, TTĐ hoàn hảo là thị trường mà lợi ích xã hội lớn nhất hay nhiều người

được sử dụng điện nhiều nhất.

Hình 1.1: Lợi ích xã hội ròng trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Q0 a Giá Sản lượng Thặng dư tiêu dùng Thặng dư sản xuất b P* c

1.1.4Tổng quan hoạt động HTĐ theo cơ chế kín và mở

1.1.4.1Hệ thống điện kín [3]

Là HTĐ được điều khiển với hàm mục tiêu là tối ưu hóa cả quá trình từ sản xuất, truyền tải, phân phối đến tiêu thụ. Cách điều khiển này có thể tập trung hay phân quyền, nhưng các hệ con phải phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm đạt được mục tiêu chung. Nói cách khác, trong hệ thống điều khiển kín, không có khái niệm lợi nhuận riêng cho các hệ con của một quá trình, mà ngược lại các hệ con cùng phối hợp nhằm tối ưu lợi nhuận chung cho cả hệ thống lớn. Theo cơ chế này sẽ

không có sự cạnh tranh giữa các hệ con trong cùng một hệ lớn.

Trong HTĐ kín, bộ phận sản xuất, truyền tải và phân phối hoạt động theo quan hệ hàng dọc. Mọi hoạt động đều thông qua Trung tâm Điều độ. Các bộ phận chức năng theo mối quan hệ hàng dọc sẽ thực hiện tốt chức năng của mình. Yếu tố

cạnh tranh trong thị trường không xảy ra. Mô hình HTĐ kín giới thiệu như ở

hình 1.2.

Hình 1.2: Mô hình HTĐ kín

Đây là một thị trường độc quyền. Điều này dẫn đến người tiêu dùng sẽ phải ký hợp đồng mua điện với mức giá được công ty độc quyền qui định. Hiện nay nước ta vận hành với cơ chế kín. Nhà nước đầu tư nguồn phát, mạng truyền tải, mạng phân phối và gọi là công ty điện lực. Các công ty điện lực sản xuất và cung cấp cho những nơi tiêu thụ.

Nhà máy phát điện Bộ phận Truyền tải điện Nhà máy phát điện

Khối điều khiển trung tâm (Trung tâm điều độ) Bộ phận phân phối Bộ phận phân phối Bộ phận Truyền tải điện

Trong giai đoạn nào đó, phải thừa nhận rằng, ngành điện cần phải có cơ chế độc quyền này vì chỉ có cơ quan nhà nước mới đủ khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển rất phức tạp về cấu trúc hệ thống điện, sự đòi hỏi phải đa dạng về các nguồn đầu tư, dẫn tới quyền lợi của các phần tử trong hệ thống dần dần tách biệt làm cơ chế điều khiển hệ

thống kín xuất hiện nhiều khiếm khuyết. Một cơ chế điều khiển HTĐ mới dần dần hình thành và có tác dụng hết sức tích cực cho việc tăng trưởng HTĐ: HTĐ

mở ra đời trong bối cảnh đó.

1.1.4.2Hệ thống điện mở[3]

Là HTĐ được điều khiển theo kiểu phân tán mà theo đó một quá trình sản xuất

được phân ra làm nhiều công đoạn là một công ty, một tập đoàn riêng biệt đảm nhiệm, nên có những mục tiêu và lợi nhuận riêng. Các hệ con chỉ việc điều khiển sao cho tối ưu hóa hàm mục tiêu của chính mình. Ngoài ra, các hệ con còn tuân thủ theo những luật lệ ràng buộc khi tham gia vào hệ thống lớn. Chính những luật lệ và sách lược mà hệ lớn đưa ra sẽ buộc các hệ con vận hành sao cho tối ưu hệ

con của mình, điều này dẫn đến tối ưu cho toàn hệ thống (hình 1.3)

Hình 1.3: Mô hình HTĐ mở (TTĐ cạnh tranh)

Lợi ích của mô hình hệ thống mở: việc tư nhân hóa ngành điện tại nhiều quốc gia mang lại sự tiến bộ rất lớn cho ngành điện, có thể kể ra vài nét chính như sau:

Công ty phát điện Công ty Truyền tải điện Công ty phát điện

Trung tâm mua bán điện năng ( Công ty môi giới -POOLCO )

Công ty phân phối Công ty phân phối Công ty Truyền tải điện

ƒ Do cạnh tranh, giá thành sản xuất điện và truyền tải giảm, dẫn đến người tiêu thụ được hưởng lợi: các dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng tốt hơn, chất lượng điện năng tốt hơn, độ tin cậy được nâng cao.

ƒ Nhà nước không phải bù lỗ cũng như bỏ vốn vào các công trình điện, vì thế nguồn vốn sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân không sẵn sàng đầu tư.

1.1.5Các lý do dẫn đến TTĐ[1]

Sự phát triển của công nghiệp điện trên thế giới được chia thành hai giai đoạn:

™ Giai đoạn đầu công nghiệp điện được tổ chức theo kiểu độc quyền, trong một khu vực địa lý hoặc trong một quốc gia chỉ có một công ty điện duy nhất làm tất cả các công việc từ sản suất, truyền tải đến phân phối bán lẻ cho người dùng điện. Công ty điện này thường là sở hữu Nhà nước hoặc một công ty tư

nhân lớn. Nhà nước lập ra hệ thống các quy định, quy tắc để HTĐ này vận hành. Trong HTĐ này không có cạnh tranh.

™ Giai đoạn 2: Từ những năm 80 của thế kỷ trước, một số nước bắt đầu sửa lại các quy tắc xóa bỏ độc quyền cũ nhằm cho phép cạnh tranh trong công nghiệp điện và như vậy tạo ra TTĐ nhằm khuyến khích đầu tư vào công nghiệp điện.

Các lý do dẫn đến TTĐ:

ƒ Sự cần thiết phải thay đổi cơ chế độc quyền: Có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc cần phải thay đổi cơ chếđộc quyền là những cơ sở cho sựđộc quyền trong TTĐđang ngày càng biến mất vào cuối thế kỷ 20. Đó là: Sựđộc quyền mang lại cho các công ty điện một ưu thế là gần như không có rủi ro về kinh doanh trong quá trình phát triển HTĐ; hiện nay hầu như không có nơi nào trên thế giới, nơi có điện mà không có “lưới điện”; chi phí xây dựng đã được khấu hao từ nhiều thập kỷ trước đây.

ƒ Tư nhân hóa: Tư nhân hóa có nghĩa là Chính phủ bán các Công ty thuộc sở

hữu Nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân. Sự thúc đẩy tư nhân hóa và các quan điểm chính trị đi kèm, luôn hổ trợ quá trình tự do hóa ngành công nghiệp này.

Quá trình cơ cấu lại ngành điện không phải là một phần của quá trình tư nhân hóa, mà quá trình này dường như trùng hợp ngẫu nhiên với quá trình tư nhân hóa trong phạm vi quốc gia, từ sự cần thiết thu hút vốn đầu tư. Như vậy, quá trình xóa bỏ sựđộc quyền gần như luôn luôn song hành cùng quá trình tư nhân hóa.

ƒ Giảm chi phí: Cạnh tranh sẽ tạo ra động lực cho sựđổi mới, năng suất hơn và giảm chi phí sản xuất. Giảm chi phí để tăng lợi nhuận là mục tiêu của các nhà sản xuất. Để đạt được mục tiêu này, các công ty bắt buộc phải đầu tư

công nghệ sản xuất mới trong phát triển HTĐ. Ví dụ, người ta đã so sánh chi phí công suất trung bình bán ra của 6 Công ty lớn ở Hoa Kỳ, với chi phí của một trạm biến áp tiêu chuẩn trong giai đoạn 1930 – 2000. Kết quả là giảm giá điện không theo kịp với sự giảm giá thiết bị.

ƒ Thị trường độc quyền không tạo động lực cho sự đổi mới: Hoạt động độc quyền và việc thiếu đi sự cạnh tranh đã dẫn tới các công ty trong ngành điện mất đi động lực để cải thiện năng suất, tính chủđộng trong kinh doanh hoặc chấp nhận rủi ro về những ý tưởng mới mà có thể giúp gia tăng lợi ích cho các khách hàng. Ví dụ, từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1990 thì ở

ngành điện trước khi dẫn đến TTĐ, các công ty điện vẫn cung cấp tới khách hàng của họ những sản phẩm không có gì thay đổi so với 50 năm trước đó.

ƒ Cạnh tranh sẽ cải thiện mới quan tâm khách hàng: Việc cạnh tranh sẽ thúc

đẩy các nhà sản xuất quan tâm hơn tới khách hàng của họ, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng hoặc giúp khách hàng tăng khả năng quản lý lượng điện tiêu thụ. Chẳng hạn, một công ty độc quyền lắng nghe khách hàng của họ khi khách hàng nói lên yêu cầu của mình và sau đó giải quyết các yêu cầu đó; còn một công ty cạnh tranh luôn tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng và giải quyết các yêu cầu đó trước khi khách hàng phàn nàn. Tóm lại, cạnh tranh và tập trung vào khách hàng có nghĩa không chỉ là giá thấp mà còn tăng sự lựa chọn cho khách hàng.

1.1.6Các thành phần cơ bản của TTĐ bán buôn [1]

1.1.6.1Thị trường điện bán buôn

ƒ Các công ty sản xuất điện (GENCO): Mỗi công ty sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện.

Các GENCO có chức năng vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện. Thông thường, các GENCO là các chủ sở hữu của nhà máy. Khi có các GENCO, lưới điện truyền tải cần ở cho việc tự do truyền tải điện của các GENCO thông qua các hợp

đồng và chỉđược hạn chế dựa trên tính toán theo thị trường.

ƒ Các công ty mua bán điện đó là các công ty phân phối điện địa phương (LDC): Các công ty này quản lý lưới điện phân phối trung hạ áp, hoặc một bộ phận lưới cao áp (110kV) mua điện từ GENCO và bán điện đến các hộ tiêu thụ trong một vùng nhất định. Công ty phân phối điện (DISCO): Mỗi công ty cấp điện cho một khu vực sử dụng điện hay một tập hợp các hộ tiêu thụđiện.

Công ty phân phối điện thông thường chỉ có chức năng quản lý và bảo dưỡng hệ

thống phân phối đểđảm bảo tính ổn định và độ tin cậy. Ngoại trừ trong các mô hình mua bán điện độc quyền ở cấp phân phối, trong đó công ty phân phối điện vừa làm chức năng quản lý hệ thống phân phối, vừa độc quyền trong việc bán điện đến các hộ tiêu thụ.

ƒ Các công ty truyền tải điện (TRANSCO): Mỗi công ty sở hữu một phần lưới

điện cao áp. Các công ty này tải điện từ các GENCO đến LDC.

Trên hình 1.4 là TTĐ có một TRANSCO duy nhất; trên hình 1.5 là TTĐ có nhiều TRANSCO được nối với nhau bằng các đường dây dài siêu cao áp.

Hình 1.4: TTĐ bán buôn có 1 TRANSCO. Lưới truyền tải Lưới PP Lưới PP NMĐ NMĐ Hộ tiêu thụ Hộ tiêu thụ GENCO TRANSCO LDC

Hình 1.5: TTĐ bán buôn có nhiều TRANSCO

ƒ Đơn vị vận hành HTĐ (đơn vị điều độ: SO hay ISO): SO có đội ngũ cán bộ kỹ

thuật trình độ cao có nhiều kinh nghiệm, nhiều trang bị kỹ thuật cần thiết, trung tâm tính toán và điều khiển, hệ thống thu thập thông tin từ xa để theo dõi, phân tích và điều khiển hệ thống.

ƒ Đơn vịđiều hành TTĐ (MO): MO dự báo phụ tải, lập kế hoạch phát điện, lập kế

hoạch dịch vụ phụ sao cho đạt chi phí nhỏ nhất đồng thời đảm bảo an toàn cung cấp điện theo yêu cầu của SO trong thời gian thực.

Như vậy trong cấu trúc TTĐ bán buôn có ít nhất 5 thành phần nhưđã đề cập ở trên.

1.1.6.2TTĐ mở rộng đến bán lẻ

Các LDC tách làm 2: Các công ty phân phối điện địa phương (DISCO) và các công ty bán lẻđến các hộ dùng điện (RESCO). RESCO có thể là một khách hàng lớn như xí nghiệp v.v… Hình 1.6 là mô hình TTĐ mở rộng đến bán lẻ. Lưới truyền tải Lưới PP NMĐ Hộ tiêu thụ GENCO TRANSCO LDC GENCO TRANSCO LDC Đường dây dài NMĐ Lưới PP Hộ tiêu thụ Lưới truyền tải Lưới PP NMĐ Hộ tiêu thụ NMĐ Lưới PP Hộ tiêu thụ

Hình 1.6: TTĐ bán buôn + bán lẻ

1.2 Chủ trương quy định về thị trường hóa TTĐ bán buôn ở Việt Nam 1.2.1Lộ trình triển khai TTĐ cạnh tranh ở Việt Nam [4]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng chảy công suất và xác định phí trên lưới điện truyền tải (Trang 27)