Thăng tiến

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA.PDF (Trang 57)

Thăng tiến chính là sự thừa nhận của người sử dụng lao động đối với năng lực chuyên môn của nhân viên, là mong muốn của họ được gắn kết với người lao động và

phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Tại BIDV-NKKN, việc đề bạt và thăng tiến trong giai đoạn từ năm 2010-2012 là không nhiều, khi cần một vị trí quản lý cấp trung hoặc cấp cao, ngân hàng đa phần điều chuyển những quản lý từ các chi nhánh của BIDV, công ty liên kết của BIDV hoặc tuyển dụng dưới hình thức đối ngoại. Đối với những nhân viên có năng lực, có thâm niên công tác lâu năm họ sẽ có cảm giác bất mãn dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám khi nguyện vọng cống hiến lâu dài của họ tại BIDV-NKKN không được thực hiện và họ quyết định ra đi. Tác giả đã tiến hành điều tra ý kiến của nhân viên về vấn đề thăng tiến tại BIDV-NKKN, kết quả như sau:

Bảng 2.13: Đề bạt và thăng tiến tại Chi nhánh

STT Tiêu chí Số quan sát hợp lệ Mức đánh giá Bình quân (Điểm) 1 2 3 4 5

1 Quý vị có nhiều cơ hội

để thăng tiến 200 4 65 26.5 4.5 0 2.32

2 Được biết các điều kiện

để thăng tiến 200 8 58 32.5 1 0.5 2.28

3

Chính sách khen thưởng, thăng tiến của Chi nhánh là công bằng

200 10 34.5 46.5 9 0 2.55

(Nguồn: khảo sát bằng bảng câu hỏi)

Với kết quả khảo sát như bảng trên, có thể nhận xét như sau:

o Đối với tiêu thức quý vị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại BIDV-NKKN,

số điểm trung bình đạt được là 2,32 điểm, là số điểm rất thấp, cho thấy việc đề bạt nhân viên lên vị trí công việc cao hơn tại Chi nhánh là chưa tốt,

Nguyên nhân: Thứ nhất, các đối tượng có khả năng đáp ứng các vị trí quản lý

còn trống rất ít do đặc thù của ngành ngân hàng việc đề bạt vào các vị trí quản lý là khá khắt khe, đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhiều năm, cung lao động trong ngành tài chính ngân hàng cũng khá biến động, do đó người lao động chưa đủ thời gian làm việc để thăng tiến họ đã chuyển việc qua công ty hoặc ngân hàng khác. Thứ hai là do Chi nhánh chưa có quy trình thăng tiến cụ thể, các tiêu chí thăng tiến rõ ràng, chưa có

các quy định về thăng tiến và truyền đạt lộ trình thăng tiến cho nhân viên từ đó họ có sự phấn đấu trong công việc nhằm đạt được sự thăng tiến này.

o Đối với tiêu thức được biết các điều kiện để thăng tiến, số điểm đạt được 2,28

điểm thấp hơn nhiều so với mức trung bình, cho thấy nhân viên không nắm được họ

phải làm việc như thế nào để được đánh giá tốt và có các điều kiện để được đề bạt

Nguyên nhân: việc đề bạt luôn được giữ kín và chỉ được truyền đạt trong nội bộ

cán bộ chủ chốt của Chi nhánh. Theo đánh giá của CBCNV thì việc thăng tiến vẫn mang nặng tính cảm tính, chưa thực sự khách quan. Chi nhánh chưa có các quy định về thăng tiến, các quy định thăng tiến nếu rõ ràng sẽ có thể kích thích nhân viên trong toàn hệ thống nỗ lực làm việc, từ đó hiệu quả công việc sẽ được nâng cao, kết quả kinh doanh sẽ tốt hơn, nếu ngân hàng công bố các điều kiện để thăng tiến đến nhân viên.

o Đối với tiêu thức chính sách khen thưởng, thăng tiến của BIDV-NKKN là công bằng, số điểm đánh giá của nhân viên là 2,55 là không cao,

Nguyên nhân: Chi nhánh chưa có một chính sách khen thưởng, thăng tiến hiệu

quả, các quy định về thăng tiến chưa chi tiết cho từng công việc và chức danh cụ thể để có thể giúp nhân viên có những bước đi và nỗ lực thật sự trong công việc để đạt được thành công trong công việc nhằm gắn bó lâu dài cùng Chi nhánh, tránh được tình trạng nhảy việc nhất là để giữ chân những người có năng lực thật sự.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA.PDF (Trang 57)