Đặc thù nguồn nhân lực trong lĩnh vực Tài Chính Ngân Hàng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA.PDF (Trang 27)

Ngành Tài Chính Ngân Hàng trong những năm gần đây đã phát triển về chiều rộng khá nhanh, thể hiện qua việc tăng số lượng ngân hàng và mở rộng hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch rộng khắp cả nước. Số lượng nguồn nhân lực ngân hàng phát triển đột biến. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2012 tổng số nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng là 180.000 người (trong khi năm 2000 chỉ là 67.558 người); trong đó số lượng CBCNV công tác trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước hơn 6.000 người, số còn lại làm việc trong các Ngân hàng Thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân.

Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê Nhà Nước, mặc dù lực lượng lao động đang tăng với tốc độ bình quân 1.5 triệu người/năm từ năm 2010 đến năm 2012 và được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì đến hết năm 2020. Tuy nhiên nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngành, bởi còn thiếu những kỹ năng thực tiễn đặc biệt là thiếu về kiến thức chuyên môn ở tầm quốc tế. Một nghiên cứu khác do NHNN thực hiện

trong năm 2012 cho thấy, chỉ khoảng 70% nhân viên ngân hàng đáp ứng được yêu cầu công việc; riêng tại các đơn vị (chi nhánh, phòng giao dịch) mới, ở tỉnh thì nhân viên chỉ đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu công việc.

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lí các vấn đề thường thiếu đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, riêng năm 2012 lĩnh vực này cần hàng chục ngàn người có kỹ năng. Tình trạng thiếu hụt này đã và đang xảy ra tại các ngân hàng thương mại, nhất là đội ngũ quản trị điều hành (cán bộ quản lý, lãnh đạo) có trình độ chuyên môn cao với khả năng phân tích tổng hợp và dự báo cùng với sự am hiểu về pháp luật cũng như có khả năng linh hoạt, độc lập xử lý các vấn đề thực tế.

Hiện nay, trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, các NHTM đang đặc biệt chú ý đến vấn đề tái cấu trúc đội ngũ nhân sự với nội dung cơ bản là giảm thiểu những nhân viên yếu kém, chất lượng thấp, tuyển dụng và tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao với những ưu đãi về mức lương, cũng như một số chế độ chính sách thu hút nhân tài.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã khái quát lý thuyết cơ bản về quản trị nguồn nhân lực. Bao gồm các khái niệm nguồn nhân lực, vai trò của quản trị nguồn nhân lực, sự cần thiết của việc quản trị nguồn nhân lực, các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực, quy trình thực hiện các chức năng thành phần trong quản trị nguồn nhân lực, đưa ra các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực cũng như phân tích đặc thù nguồn nhân lực trong lĩnh vực Tài Chính Ngân Hàng.

Đây là những lý thuyết cơ bản. Dựa trên những cơ sở lý thuyết, tác giả tiến hành phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Nam Kỷ Khởi Nghĩa, Phân tích những mặt đạt được, cũng như những mặt chưa đạt sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA.PDF (Trang 27)