CÁC LOẠI ĐẦM LẦY CHỨA THAN BÙN VÀ CÁC MỎ TIÊU BIỂU Ở NAM VIỆT NAM
THỰC VẬT TẠO THAN BÙN
Dựa trên các tài liệu phân tích về bào tử và phấn hoa trong các lỗ khoan đã được thực hiện qua các cơng trình nghiên cứu và khai thác than bùn của chúng tơi từ năm 1987 đến nay, đồng thời tham khảo các tài liệu về thực vật trong các đầm lầy hiện tại của một số tác giả (M. Dubois, 1949; Phạm Hồng Hộ, 1960; Thái Văn Trừng, 1978; Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978; Phùng Trung Ngân, 1985, 1989), chúng tơi cố gắng mơ tả và liệt kê các dạng thực vật đã tạo nên các mỏ than bùn ở Nam Việt Nam. Tuy khơng cĩ tham vọng nĩi lên tất cả các dạng thực vật trong than bùn, nhưng ít ra cũng khái quát được các đặc điểm cấu tạo đại cương mà phương pháp phân tích cho phép.
Trong các thực vật tạo nên than bùn ở Việt Nam, nổi bật hơn cả là các đại biểu thuộc thực vật bậc cao. Cần nhắc lại, thực vật bậc cao gồm cĩ những ngành sau đây:
1- Ngành Rêu (Bryophyta). 2- Ngành Dương xỉ trần (Rhyniophyta). 3- Ngành Lá thơng (Psilotophyta). 4- Ngành Thơng đất (Lycopodiophyta). 5- Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta). 6- Ngành Dương xỉ (Polypodiphyta). 7- Ngành hạt trần (Gymnospermatophyta). 8- Ngành hạt kín (Angiospermatophyta).
Trong 8 ngành nêu trên thì 6 ngành đầu thuộc nhĩm thực vật sinh sản bằng bào tử. Hai ngành cịn lại thuộc nhĩm cĩ hạt. Trong các ngành sinh sản bằng bào tử, ngành Dương xỉ rất phổ biến trong các mẫu than bùn và đặc trưng nhất. Do đĩ, trong thành phần tạo than, sẽ ưu tiên cho các thành phần các bào tử của thực vật Dương xỉ, phấn hoa của thực vật hạt trần, thực vật hạt kín.