CÁC LOẠI ĐẦM LẦY CHỨA THAN BÙN VÀ CÁC MỎ TIÊU BIỂU Ở NAM VIỆT NAM
9.4- KẾT LUẬN CHUNG VỀ THỰC VẬT TẠO THAN VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ 9.4.1 Thực vật tạo than
9.4.1- Thực vật tạo than
Đối với đồng bằng sơng Cửu Long cũng như đồng bằng ven biển Trung Bộ, than bùn phát triển từ các vụng biển cổ (lagoon), nên ít nhiều than bùn bị ảnh hưởng mặn. Do ảnh hưởng của các chuyển động tân kiến tạo hoặc sự biến đổi của khí hậu, mỗi vùng
thực vật tạo than sẽ khác nhau.
Than bùn vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên cĩ một nét chung. Thực vật tạo than giống nhau. Đĩ là thực vật ưa mặn: Đước, Mắm, Vẹt, Bần, Giá. Thực vật này cĩ mặt suốt cả mặt cắt than bùn. Dấu vết “gỗ lụt” của Đước, Mắm,… trong đầm lầy là
đặc trưng.
Than bùn của đầm lầy ven biển mới cũng cĩ đặc điểm giống như than bùn ven biển cổ. Thực vật tạo than là thực vật ưa mặn.
Than bùn U Minh (tỉnh Cà Mau), than bùn Phong Chương (tỉnh Thừa Thiên Huế), than bùn Bình Phú (tỉnh Quảng Ngãi), than bùn Bàu Bàng (tỉnh Bình Định), than bùn Hảo Sơn (tỉnh Phú Yên) tuy phát triển trên vụng biển, nhưng di tích thực vật ưa mặn là nghèo nàn, chỉ ở phần dưới của mặt cắt, khơng đĩng gĩp đáng kể trong việc tạo than.
Thực vật tạo than của cả nhĩm than bùn này là chủ yếu là Dương Xỉ, Poaceae, Cyperaceae, Myrtaceae,…
Than bùn lịng sơng cổ và than bùn bưng sau đê cũng phát triển từ biển nơng ven bờ. Thực vật ưa mặn cũng xuất hiện, nhưng cũng ở phần dưới của mặt cắt và nghèo về số lượng và thành phần chi lồi. Thực vật tạo than chủ yếu là Dương Xỉ, Poaceae, Cyperaceae và Myrtaceae,… Đặc biệt là Tràm (Melaleuca leucadendron) rất đáng quan tâm trong than bùn Lịng sơng cổ. Trong các lịng sơng cổ hiện nay, Tràm đơi khi chiếm cả lịng sơng và phát triển rất phong phú.