Phân loại chất lượng

Một phần của tài liệu Than bùn và tiềm năng sử dụng ở việt nam (Phần 1 + phần 2) (Trang 143)

- Khu Làng Nùng: Trũng lầy rộng khoảng 80 m, gồm các loại Lau, Sậy, Ráng,

13.1.2. Phân loại chất lượng

Phân loại chất lượng than bùn cĩ thể dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau, cĩ thể nhiệt lượng và độ tro (Nguyễn Quang Lịch, 1987) để phân loại:

Chỉ tiêu Phân loại

Nhiệt lượng Qk Độ tro A

Chất lượng tốt > 4.000 < 30

Chất lượng trung bình 2.000 – 4.000 31 – 50

Chất lượng xấu < 2.000 > 50

Cách phân loại chất lượng này cũng khá phù hợp đối với than bùn Nam Việt Nam. Tuy nhiên, do tính đa dạng về chất lượng của than bùn Nam Việt Nam, nên cần thiết phải tăng thêm mức phân loại. Hiện nay, hướng sử dụng than bùn cho chất đốt hầu như khơng thích hợp nữa nên chỉ tiêu nhiệt lượng chỉ mang tính chất tham khảo. Hơn nữa, yếu tố nhiệt lượng và độ tro thường cĩ mối quan hệ chặt chẽ. Hai yếu tố này thường cĩ tương quan nghịch với nhau.

Xuất phát từ đặc điểm ứng dụng thực tiễn, các tác giả dựa trên một yếu tố khá đặc trưng nữa để làm cơ sở phân loại là axit humic. Hàm lượng axit humic vừa thể hiện hàm lượng vật chất hữu cơ và mức độ phân hủy vừa ý nghĩa cho sử dụng, nhất là trong lĩnh vực nơng nghiệp.

Từ các kết quả thu thập được trong nghiên cứu than bùn ở Nam Việt Nam, các tác giả đề nghị một bảng phân loại chất lượng như sau:

Chỉ tiêu Phân loại

Axit humic AH Độ tro A

Chất lượng rất tốt > 26 < 15

Chất lượng tốt 20 – 26 15 – 30

Chất lượng trung bình 10 – 20 31 – 50

Chất lượng xấu < 10 > 50

Trên cơ sở này, các tác giả cĩ một số nhận xét chung về phân loại chất lượng các mỏ than bùn đã thăm dị ở Nam Việt Nam như sau:

- Than bùn đầm lầy ven biển cổ thuộc các vùng Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, Trung Bộ và Tây Nguyên đa dạng dạng hơn: tốt, trung bình hoặc xấu.

- Than bùn đầm lầy ven biển mới cĩ chất lượng xấu.

Một phần của tài liệu Than bùn và tiềm năng sử dụng ở việt nam (Phần 1 + phần 2) (Trang 143)