PH của than bùn

Một phần của tài liệu Than bùn và tiềm năng sử dụng ở việt nam (Phần 1 + phần 2) (Trang 38)

pH là một thơng số quan trọng và cĩ thể xác định một cách dễ dàng. Từ pH, ta cĩ thể hiểu phần nào về sự hình thành loại than bùn.

Than bùn Nam Việt Nam là than bùn nhiệt đới, đặc biệt là than bùn thuộc các đầm lầy ven biển, chứa nhiều pyrit (S2Fe) nên pH thường thấp (3 – 4,5) hoặc đơi khi rất thấp (2,5). Tuy nhiên, các loại than bùn thuộc lịng sơng cổ hoặc các loại thung lũng giữa núi cĩ pH cao hơn.

5.2.7. Chất mùn

Chất mùn là sản phẩm phân hủy các chất hữu cơ. Chất mùn hiện diện dưới dạng keo, giàu cacbon, thường cĩ màu nâu hoặc đen. Ở trạng thái khơ, chất mùn cĩ màu đen, cứng giịn cĩ khả năng hấp thụ nhiều nước và chất dinh dưỡng.

Chất mùn hịa tan từng phần trong các dung dịch kiềm, bị kết tủa trong các loại axit và đặc biệt là rất bền dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Ngược lại, trong điều kiện thống khí, chất mùn cĩ thể bị biến đổi bởi một số các loại nấm.

Chất tạo nên cơ bản chất mùn là lignin. Tất nhiên, lignin là một chất rất bền. Lignin gặp hầu hết ở các giống thực vật thượng đẳng.

Thành phần hĩa học của chất mùn gồm cĩ: cacbon, oxy, hydro và nitơ. Ngồi các chất cơ bản trên đây, chất mùn cịn chứa lưu huỳnh, photpho, canxi, kali và một số nguyên tố vi lượng khác.

Cĩ thể chia chất mùn thành các loại chính sau đây:

- Axit fulvic: hồ tan trong nước, kết tủa trong axit thường cĩ màu vàng hoặc nâu vàng. Thành phần cacbon thường nhỏ hơn 55 %.

- Axit hymêtomêlanic: khơng hịa tan trong nước. Thành phần cacbon vào khoảng 65 %.

- Axit humic: khơng tan trong nước, khơng tan trong rượu, hịa tan trong các dung dịch kiềm. Thành phần cacbon vào khoảng 58 %.

Trong ba loại axit nêu trên, axit humic là chất phổ biến và quan trọng hơn cả. Các axit fulvic và hymêtomêlanic được xem là những sản phẩm dẫn xuất từ axit humic.

Axit humic hỗn hợp với các nguyên tố khác như: N, Na, K, để tạo thành các loại muối humat cĩ hoạt tính cao và là chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Than bùn và tiềm năng sử dụng ở việt nam (Phần 1 + phần 2) (Trang 38)