Nghĩa của thực vật tạo than trong than bùn đầm lầy ven biển cổ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên

Một phần của tài liệu Than bùn và tiềm năng sử dụng ở việt nam (Phần 1 + phần 2) (Trang 69)

CÁC LOẠI ĐẦM LẦY CHỨA THAN BÙN VÀ CÁC MỎ TIÊU BIỂU Ở NAM VIỆT NAM

9.4.3. nghĩa của thực vật tạo than trong than bùn đầm lầy ven biển cổ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên

Mười và Tứ Giác Long Xuyên

Trong tất cả các loại than bùn đã được mơ tả ở trên, đáng chú ý hơn cả là than bùn đầm lầy ven biển cổ ở đồng bằng Nam Bộ. Đại diện cho loại này là than bùn trong hai

vùng rìa Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Đây là loại than bùn do thực vật ưa mặn chi phối. Độc đáo nhất của loại than bùn này là đã sản sinh ra loại khống vật pyrit,

một đầu mối quan trọng trong sự hình thành các loại đất phèn.

Pyrit là một loại khống vật quan trọng và quen thuộc của loại trầm tích đầm lầy mặn ven biển cổ. Pyrit kết tinh theo dạng khối. Cơ chế hình thành đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm (Mormann, 1961; Pons et al, Van Der Kevie, 1969).

Như đã biết, trong mơi trường trầm tích trước đây của các vùng này, nước do ảnh

hưởng triều đã từng ra vào thường xuyên và mang theo lưu hỳnh dưới dạng các sunfat.

Sulfat cố định trong các lớp bùn nhão và đặc biệt trong lớp xác bả hữu cơ của đầm lầy.

Trong điều kiện yếm khí, các vi khuẩn phá vỡ các chất hữu cơ và khử các chất sunfat

thành H2S. Chất này hợp với sắt để tạo thành pyrit (S2Fe).

Pyrit được tạo thành nằm trên lớp trầm tích giàu di tích thực vật ưa mặn như Đước, Mắm, Vẹt, Bần, Giá,…

Hàm lượng của Pyrit trong than bùn hoặc đầm lầy thường đến 2 - 10%. Tầng pyrit thường cĩ màu xám xanh hoặc xanh nhạt.

Sự hình thành pyrit thường địi hỏi một số điều kiện của mơi trường trầm tích: - Điều kiện yếm khí khống chế.

- Nước lợ chứa lưu huỳnh ra vào thường xuyên.

- Thực vật ưa mặn phong phú để cung cấp chất hữu cơ. - Tốc độ trầm tích chậm.

Sự hình thành pyrit trong than bùn hoặc đầm lầy cịn liên quan đến sự dao động

của mực nước biển trong giai đoạn Holocen. Mực nước biển ổn định và tốc độ trầm tích

trong đầm lầy chậm là các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của thực vật ưa mặn và cả sự phát triển của pyrit. Thực vậy, thực vật ưa mặn đĩng một vai trị quan trọng trong sự hình thành pyrit bởi vì một phần nĩ cố định được chất trầm tích để tránh sự xĩi lở của bờ biển; mặt khác, nĩ là nguồn cung cấp chất hữu cơ.

Trong quá khứ, đồng bằng Nam Bộ bị chi phối bởi hai mực nước biển quan trọng cho sự phát triển của thực vật ưa mặn. Đĩ là mực 4 m (so với mực nước biển hiện tại) của biển tiến Holocen cách đây khoảng 6.000 năm và mực 2 m cách đây khoảng 4.000 năm. Mực 4 m liên quan đến sự hình thành và phát triển các đồng bằng lớn như Chao

Phraya (Thái Lan), Irrawady (Miến Điện) và đồng bằng Nam Bộ. Mực này kéo dài hàng ngàn năm (Brinkman và Pons, 1969). Chính mực nước biển ổn định này đã tạo nên những vùng đầm lầy mặn rộng lớn chứa pyrit của Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long

Xuyên. Mực biển 2 m liên quan đến sự hình thành đầm lầy ven biển mới ở Nam Bộ. Pyrit trong đầm lầy thường khơng ổn định. Khi cĩ sự thốt thủy hoặc dao động của mực thủy triều, pyrit bị oxyt hĩa đê cho jarosit. Jarosit cĩ màu vàng tươi của lưu huỳnh rất đặc trưng và nằm trên tầng pyrit. Sự oxy hĩa này kèm theo sự sản sinh H2SO4 và làm cho đất trở nên chua. Jarosit khơng ổn định và từ từ bị thủy phân để hình thành các đốm rỉ sắt màu nâu đỏ.

Hàm lượng pyrit trong các trầm tích đầm lầy mặn từ 2 – 10%. Trên lĩnh vực thổ nhưỡng, tầng đất chứa pyrit gọi là tầng sinh phèn. Nĩ là đầu mối của sự tạo phèn trong đất và gây độc cho cây trồng.

CHƯƠNG 10

Một phần của tài liệu Than bùn và tiềm năng sử dụng ở việt nam (Phần 1 + phần 2) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)