Mỏ than bùn Bình Phú

Một phần của tài liệu Than bùn và tiềm năng sử dụng ở việt nam (Phần 1 + phần 2) (Trang 120)

CÁC LOẠI ĐẦM LẦY CHỨA THAN BÙN VÀ CÁC MỎ TIÊU BIỂU Ở NAM VIỆT NAM

11.1.2. Mỏ than bùn Bình Phú

+ Lỗ khoan tiêu biểu:

Mỏ than bùn Bình Phú (H.11.7; H.11.8), xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Lỗ khoan tiêu biểu. Từ trên xuống dưới, gồm:

- Lớp phủ: sét, sét than lẫn cát màu đen. Hàm lượng mùn 2-7 %, axit humic 2-4 %. Hàm lượng này rất thấp so với lớp than bùn bên dưới. Vật liệu của lớp phủ chủ yếu do các cồn cát mới ở phía đơng hoặc bazan ở phía tây mỏ cung cấp.

- Lớp than bùn: than bùn màu đen xốp, nhẹ. Dày khoảng 1 m trở lại.

- Lớp đáy: sét màu xám xanh, nhão, chứa Trùng lỗ: Rotalia sp., Rotalia beccarii,

Nonion sp., Elphidium sp., Eponides, Cyclammia sp., Textularia sp., Bolivina sp.,

Discorbis sp.,…

Hình 11.7: Than bùn Bình Phú, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Hình 11.8: Bản đồ phân bố mỏ than bùn Bình Phú, tỉnh Quảng Ngãi.

+ Thực vật than bùn Bình Phú:

Than bùn Bình Phú (tỉnh Quảng Ngãi) là than bùn phát triển trên vụng biển cổ. Nước trong than bùn hay đầm lầy là nước ngọt.

Kết quả phân tích bào tử phấn hoa của than bùn cho thấy tỉ lệ phần trăm của ba thành phần chính như sau:

- Bào tử dương xỉ : 60 % - Phấn hoa hạt trần : 3 % - Phấn hoa hạt kín : 37 %

Bào tử dương xỉ chiếm ưu thế với các đại biểu đặc trưng như: Ráng đại, Ráng bịng bong, Choại, Ráng gạc nai, Cyathea, Gleichenia. Đặc biệt phong phú các đại biểu

So với than bùn Phong Nguyên, thành phần về số lượng lẫn chi lồi của dương xỉ ở đây khơng phong phú bằng.

Phấn hoa của thực vật hạt kín thường gặp là Hịa thảo, họ Cĩi, họ Sim, họ Chùm gởi. Ngồi ra, thực vật ưa mặn cũng cĩ mặt nhưng chỉ ở phần đáy lớp than bùn với số lượng nghèo nàn: Đước, Bần, Dừa nước, Mắm.

Tĩm lại, thực vật tạo than của than bùn Bình Phú chủ yếu là thực vật Dương xỉ và các đại biểu thuộc các họ Poaceae, Cyperaceae, Myrtaceae.

Thực ra, mỏ than bùn Bình Phú gồm cĩ 3 mỏ nhỏ (3 bàu) phân bố thẳng hàng theo phương TB-ĐN và ở phía sau cồn cát ven biển. Các bàu cách nhau khoảng vài trăm mét và cĩ tên gọi theo thứ tự từ bắc xuống nam là :

- Bàu Trắng: thuộc xĩm An Sen, thơn An Thạnh, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Bàu kéo dài theo phương TB-ĐN, thuờng ngập nước, thực vật trên mặt chủ yếu là Năng, rải rác cĩ Đưng, Lác.

- Bàu Lớn: thuộc xĩm An Sen, thơn An Thạnh, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Bàu kéo dài theo phương TB-ĐN, thường ngập nước, thực vật chủ yếu là Đưng, Lác và Năng.

- Bàu Trịn: thuộc xĩm An Sen, thơn An Thạnh, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Bàu cĩ dạng đẳng thước, thường ngập nước, thực vật chủ yếu là Đưng, Lác rất dày và cao.

Than bùn của ba mỏ này đã được thăm dị chi tiết. Chất lượng và trữ lượng chung cho cả 3 mỏ (gọi chung là than bùn Bình Phú) được trình bày dưới đây.

+ Chất lượng mỏ than bùn Bình Phú thuộc loại trung bình:

- A : 40 – 60 % - S : 0,3 – 1,5 % - pH : 4 – 5 - N : 0,6 – 1,4 % - H : 25 – 40 % - AH : 14 – 18 % - R : 30 %

+ Trữ lượng mỏ than bùn Bình Phú thuộc loại nhỏ:

- s : 48 ha

- d : 1 m

- D : 0,597 T/m3

Nĩi chung, than bùn Bình Phú cĩ điều kiện khai thác và vận chuyện tương đối thuận lợi.

Kết quả về chất lượng và trữ lượng được tĩm tắt trong bảng 11.5 và bảng 11.6. Bảng 11.5 - Chất lượng than bùn Bình Phú ở các bàu.

Chỉ tiêu Mỏ than bùn A (%) S (%) pH N (%) H (%) AH (%) Bàu Trắng 50,04 1,29 4,63 1,08 33,38 18,34 Bàu Lớn 57,72 0,70 4,54 1,03 26,76 14,01 Bàu Trịn 57,81 0,90 4,07 0,87 24,92 13,92

Bảng 11.6 - Trữ lượng than bùn Bình Phú ở các bàu.

Trữ lượng Mỏ than bùn S (ha) d (m) Q (m3) Bàu Trắng 15,75 0,92 151.895 Bàu Lớn 25,65 0,95 247.592 Bàu Trịn 6,71 1,18 76.484 11.1.3. Mỏ than bùn Bàu Bàng

Mỏ than bùn Bàu Bàng nằm giữa thơn 10 và thơn 8 xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (H.11.9; H.11.10). Mỏ cĩ dạng vỉa kéo dài liên tục theo phương TB-ĐN và phân bố trong khu vực trũng giữa các cồn cát cổ. Mỏ cách bờ biển khoảng 2 km về phía tây, cách TP. Qui Nhơn khoảng 85 km. Mỏ than bùn Bàu Bàng được Phân Viện Địa Lý TPHCM thăm dị tỉ mỷ năm 1992.

Mỏ than bùn thường ngập nước quanh năm, mực nước thay đổi theo mùa và lớp phủ thực vật chủ yếu là loại cỏ năng thấp. Một đặc điểm nổi bật trong bàu là lớp than bùn rất lầy thụt ngay từ bề mặt, khơng thể đi lại trên bàu được ngay cả trong mùa kiệt nhất. Phương tiện di chuyển trong bàu là xuồng ghe.

+ Lỗ khoan tiêu biểu. Từ trên xuống dưới, gồm:

- Lớp than bùn: nằm bên dưới lớp phủ thực vật như Năng, Dớn, Choại,… Chiều dày từ 0,3-2,3 m. Lớp than bùn này cĩ thể phân làm hai lớp nhỏ. Lớp trên phân hủy kém, màu nâu hoặc xám nâu lẫn nhiều rễ cỏ, chiều dày khoảng 1 m trở lại. Ven rìa mỏ, một số nơi cĩ lớp phủ mỏng nằm trên lớp than bùn. Lớp dưới phân hủy tốt, màu nâu đen, đen, xốp, mịn. Chiều dày của lớp này chiếm ưu thế trong mặt cắt than bùn.

- Lớp đáy: sét màu xám xanh, xám đen, nhão, mịn dày, cĩ nơi dày đến 6 m. Lớp này chứa Trùng Lỗ: Ammonia sp., Haplophragmoides sp., Nonion sp., Discorbis. Ngồi Trùng Lỗ, trong sét xám xanh cịn chứa nhiều mảnh vỏ sị ốc.

Hình 11.9: Than bùn Bàu Bàng, xã Mỹ Thanh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Hình 11.10 : Bản đồ phân bố mỏ than bùn Bàu Bàng, tỉnh Bình Định.

+ Thực vật than bùn Bàu Bàng:

Than bùn Bàu Bàng (tỉnh Bình Định) là than bùn phát triển trên vụng biển cổ.

Nước trong than bùn là nước ngọt.

Kết quả phân tích bào tử phấn hoa và phấn hoa của than bùn cho thấy tỉ lệ phần trăm của ba thành phần chính như sau:

- Bào tử dương xỉ : 21 % - Phấn hoa hạt trần : 7 % - Phấn hoa hạt kín : 72 %

Bào tử dương xỉ chiếm số lượng nhỏ với các đại biểu như: Ráng đại, Choại, Ráng vi quần, Ráng bịng bong, Cyathea,…

Đặc biệt phong phú các đại biểu khơng xác định giống thuộc các họ Polypodiaceae.

Phấn hoa của thực vật hạt kín thường gặp là họ Hịa thảo, họ Cĩi, họ Sim, họ Mơn. Trong các họ này họ Hịa thảo là nổi bật về số lượng cũng như thành phần giống lồi.

Ngồi ra, thực vật ưa mặn cũng cĩ mặt nhưng chỉ ở đáy của lớp than bùn với số lượng nghèo nàn, gồm: Đước, Mắm, Giá.

Tĩm lại, thực vật tạo than của than bùn Bàu Bàng chủ yếu là thực vật Dương xỉ và

các đại biểu thuộc các họ Hồ thảo, họ Cĩi, họ Sim.

+ Chất lượng mỏ than bùn Bàu Bàng thuộc loại trung bình:

- A : 47 % - S : 3 % - pH : 3 - N : 1,2 % - H : 41 % - AH : 16 % - R : 37 %

+ Trữ lượng mỏ than bùn Bàu Bàng thuộc loại nhỏ:

- s : 71 ha

- d : 1,25 m

- D : 0,405 T/m3

- Q : 890.000 m3 hoặc 360.000 tấn

Điều kiện khai thác mỏ than bùn Bàu Bàng khá thuận lợi. Khu mỏ nằm trong vùng cỏ hoang, khơng ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp khi khai thác. Điều kiện giao thơng vận chuyển bằng xuồng cĩ lẽ hợp lý và kinh tế, nhất là trong khu vực này cĩ lực lượng lao động dồi dào và cơng lao động thấp.

Ngồi mỏ than bùn Bàu Bàng được thăm dị chi tiết, cịn cĩ cá mỏ khác được thăm dị sơ bộ như: Bàu Bàng Dưới, Hội Thành,… Bàu bàng Dưới phân bố gần mỏ Bàu Bàng và cách khoảng 500m về phía tây bắc, cũng thuộc xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ. Mỏ Hội Thành nằm ở Thơn Hội Thành, xã Nhơn Hội, TP Qui Nhơn.

Bảng 11.7 - Sơ bộ chất lượng các mỏ than bùn Bàu Bàng Dưới và Hội Thành Chỉ tiêu Mỏ than bùn A (%) S (%) pH N (%) H (%) AH (%) Bàu Bàng Dưới 67,46 2,20 2,40 0,96 18,01 11,38 Hội Thành 68,69 1,14 3,27 0,63 21,24 11,57 Than bùn Bàu Bàng Dưới và Hội Thành cĩ chất lượng kém do lẫn nhiều cát. Bảng 11.8 - Sơ bộ trữ lượng các mỏ than bùn Bàu Bàng Dưới và Hội Thành.

Trữ lượng Mỏ than bùn S (ha) d (m) Q (m3) Bàu Bàng Dưới 3,50 0,8 28.000 Hội Thành 4,30 0,85 365.000

Một phần của tài liệu Than bùn và tiềm năng sử dụng ở việt nam (Phần 1 + phần 2) (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)