Giải pháp về quản lý quá trình thực hiện dự án (tiến độ giải ngân theo kế

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (Trang 100)

hoạch, tiến độ góp vốn).

 Về cơ chế quản lý chung:

 Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng các dự án vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vốn cao, thực hiện giải ngân vốn thấp, huy động vốn của khách hàng ngay trong thị trường trong nước để đầu tư. Cần phải đặt ra yêu cầu về đảm bảo thực hiện các cam kết về tài chính của các nhà đầu tư, đưa ra quy định nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ trọng góp vốn nhất định khi bắt đầu triển khai;

 Khắc phục tình trạng các dự án đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng sau đó nhà đầu tư nước ngoài tìm cách rút phần lớn vốn đầu tư, hoặc không thực hiện cam kết đầu tư vốn. Do hình thức là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên được hưởng các ưu đãi về đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng thực chất lại sử dụng các nguồn vốn trong nước để thực hiện dự án, gây thiệt hại cho nhà nước;

 Kiểm tra rà soát và có hình thức xử lý phù hợp để hạn chế và tiến tới chấm dứt các dự án do một số nhà đầu tư không có năng lực tài chính, lợi dụng cơ chế ưu đãi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương đã xin được cấp dự án lớn, nhưng không thực hiện gây ra lãng phí lớn về đất đai và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư khác;

 Khắc phục các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, như giải phóng mặt bằng chậm, thủ tục hành chính còn phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường.

 Nghiên cứu ban hành các quy định pháp luật để khắc phục tình trạng nhà đầu tư nước ngoài lách điều kiện áp dụng đối với các dự án kinh doanh bất động sản thông qua việc ban đầu thì đăng ký dự án đầu tư nằm ngoài vùng kinh doanh bất động sản với diện tích chiếm đất lớn, nhưng sau đó sử dụng diện tích đất dôi dư cho

thuê lại và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư nhằm bổ sung mục đích cho thuê bất động sản.

 Về huy động vốn, rút vốn tại các dự án đầu tư bất động sản có nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

 Nghiên cứu nâng tỷ lệ hoàn thành công trình tại các dự án xây dựng nhà ở sử dụng vốn đầu tư nước ngoài để được huy động vốn từ người mua nhà trong nước để hạn chế tình trạng huy động vốn khi chưa xây dựng nhà ở;

 Đặt ra những yêu cầu giám sát cụ thể về năng lực tài chính của nhà đầu tư, có quy định về tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu đối với từng ngành, đặc biệt đối với việc huy động vốn theo tiến độ dự án của các dự án bất động sản;

 Cần phải có cơ chế giám sát tình hình rút vốn bằng ngoại tệ tại các dự án đầu tư bất động sản nhằm lợi dụng quy định pháp luật cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian đầu và cho phép chuyển lỗ, vì kinh doanh bất động sản ít tạo ra ngoại tệ nhưng khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rút vốn bằng ngoại tệ, gây khó khăn trong cán cân thanh toán của hệ thống ngân hàng;

 Nghiên cứu ban hành quy định để quản lý và hạn chế việc nhà đầu tư nước ngoài lách luật trong việc chuyển nhượng dự án thông qua việc thực hiện chuyển nhượng doanh nghiệp.

 Về góp vốn liên doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài:

 Tăng cường quản lý đối với những dự án bất động sản do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tài sản, máy móc thiết bị, thương hiệu, lợi thế công nghệ, để xác định được đúng giá trị tài sản nhà đầu tư góp vốn;

 Xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến việc góp vốn liên doanh bằng quyền phát triển dự án gắn với quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng một phần giá trị quyền sử dụng đất và quản lý phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện liên doanh, liên kết với nước ngoài;

 Ban hành các quy định pháp luật ngăn chặn hiện tượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng các biện pháp dịch chuyển lợi nhuận, chuyển giá thông qua thầu phụ, thông qua việc chuyển nhượng vốn góp, thông qua hợp đồng thuê dịch vụ quản lý, tư vấn từ công ty mẹ, thông qua nâng giá máy móc thiết bị… gây thất thu cho ngân sách.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)