Quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam dƣới hình thức doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI) và bên hợp doanh nƣớc ngoài:
Hiện nay, các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 13/12/2005 và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 26/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối. Hiện tại, hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế (bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh bất động sản) phải tuân thủ các quy định tại Pháp lệnh ngoại hối và Nghị định 160/2006/NĐ-CP nêu trên, cụ thể như sau:
Về vấn đề mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tƣ trực tiếp bằng ngoại tệ:
- Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, được phép gồm:
+ Thu tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp và vốn vay nước ngoài trung và dài hạn; thu ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Chi ngoại tệ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; chi trả tiền gốc, lãi, chi phí các khoản vay nước ngoài trung và dài hạn ra khỏi Việt Nam; chi chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhận hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam và các giao dịch thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.Các khoản chuyển vốn để đầu tư trực tiếp vào Việt Nam phải thực hiện thông qua các khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép
Về vấn đề chuyển vốn ra nƣớc ngoài:
- Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được chuyển ra nước ngoài vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp, vốn vay, lãi, chi phí vay nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp có liên quan đến hoạt động có liên quan đến đầu tư trực tiếp tại Việt Nam qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.
- Ngoài ra, người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được sử dụng các nguồn
thu bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày mua được ngoại tệ.
Chính sách về tín dụng trong nƣớc đối với các loại hình doanh nghiệp nói chung trong đó bao gồm cả doanh nghiệp FDI:
Đối với cho vay bằng đồng Việt Nam (VNĐ):
Hiện nay, hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quy định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, văn bản này quy định cụ thể về nguyên tắc vay, mục đích, điều kiện vay của khách hàng, phương thức cho vay, giới hạn cho vay, việc thẩm định và quyết định cho vay, những nhu cầu vốn không được vay, kiểm soát vốn cho vay…Ngoài việc tuân thủ các quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN nêu trên, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng còn phải tuân thủ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, quy định hiện hành về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Đối với cho vay bằng ngoại tệ:
Ngày 08/3/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2012/TT- NHNN quy định về vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là người cư trú, theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn ngoài quy định tại Điều 1 Thông tư này trong các trường hợp sau: Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép bằng văn bản; Cho vay các nhu cầu vốn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp nhận bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trên cơ sở nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng để thực hiện dự án, phương án sản xuất-kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước đã thẩm
định và đảm bảo dự án, phương án sản xuất-kinh doanh của các khách hàng có khả thi, hiệu quả và khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, có khả năng thu hồi nợ đúng hạn (gốc và lãi).
Như vậy, với quy định nêu trên, hiện nay đối tượng được vay ngoại tệ trong nước đã được thu hẹp, dần dần tiến đến mục tiêu chuyển quan hệ vay mượn thành quan hệ mua bán ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với vay, trả nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI):
Hiện nay, hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp FDI nói riêng và của doanh nghiệp nói chung được quản lý theo Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay, trả nợ nước ngoài (Nghị định 134). Đây là khung pháp lý cơ bản trực tiếp quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn bản này không có những quy định chi tiết, cụ thể cho việc quản lý dòng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp FDI.
Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005 và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối đã bổ sung khung pháp lý quan trọng cho việc quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài làm cơ sở cho việc thống nhất quản lý các dòng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp FDI nói chung trong đó có doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.