Thực trạng hoạt động vay, trả nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp có vốn

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (Trang 36)

tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI).

Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó có doanh nghiệp FDI hoạt động trong mọi lĩnh vực, không bóc tách số liệu phân bổ theo ngành nghề kinh doanh. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước không có số liệu về vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà

chỉ có số liệu vay trả nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp FDI nói chung, cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Tỷ lệ % vay nƣớc ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp FDI trên tổng số vay trả nợ nƣớc ngoài trung, dài hạn của mọi loại hình doanh nghiệp.

Năm Đăng ký vay Dƣ đầu kỳ Rút vốn Trả nợ gốc Trả nợ lãi Dƣ cuối kỳ 2009 74,6% 61,9% 40,6% 76,6% 60,1% 50,5% 2010 76,9% 50,5% 53,4% 67,4% 61,5% 47,7% 2011 56,4% 47,7% 40,9% 65,7% 50% 42,9%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm 2012)

Bảng trên cho thấy một xu hướng vận động trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI trong 3 năm qua như sau:

 Mức vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp FDI có biểu hiện tăng nhẹ: Mức đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp FDI tăng nhẹ từ 3-8% qua các năm từ 2009-2011. Dư nợ cuối các năm từ 2009-2011 tăng từ 6,3- 6,5%/năm.

 Diễn biến vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp FDI thể hiện tác động của khủng hoảng và hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và sự phục hồi kinh tế năm 2011: Trong năm 2009, mức rút vốn, trả nợ vẫn ở mức cao do các doanh nghiệp FDI vẫn thực hiện rút vốn, trả nợ các khoản vay đã đăng ký từ trước năm 2009, đặc biệt là những khoản vay thực hiện trong năm 2008, khi tổng mức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở mức tương đối cao. Qua năm 2010, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài (trong đó có đầu tư vào Việt Nam), đồng thời các bên cho vay nước ngoài cũng không tránh khỏi những khó khăn về nguồn vốn để cho vay các dự án ở các thị trường mới nổi (trong đó có Việt Nam). Do vậy, mức rút vốn và trả nợ nước ngoài của các khoản vay trung dài hạn nước ngoài của doanh nghiệp FDI trong năm 2010 có biểu hiện giảm nhẹ so với năm 2009. Qua năm 2011, hoạt động vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng nhẹ do nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ, cuộc khủng

hoảng nợ công tại các nước Châu Âu đã khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư và cho vay tại các thị trường mới nổi tại Châu Á.

 Tỷ trọng vay của doanh nghiệp FDI trong tổng mức vay của nền kinh tế có xu hướng giảm nhẹ: Trong giai đoạn 2009-2011, mức đăng ký khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp FDI trong tổng mức đăng ký vay nước ngoài của nền kinh tế giảm từ 75% trong năm 2009 xuống còn khoảng 55% trong năm 2011; mức dư nợ vay nước ngoài trung dài hạn của doanh nghiệp FDI trong tổng mức vay của nền kinh tế có xu hướng giảm nhẹ từ 50% trong năm 2009 xuống còn xấp xỉ 40% năm 2011. Xu hướng này không phản ánh sự sụt giảm trong hoạt động của khối doanh nghiệp FDI mà thể hiện sự vươn lên của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Việt Nam (cả sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân). Có thể nói, trong khi các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, đặc biệt là khối doanh nghiệp Việt Nam đang ngày một phát triển, có đủ mức độ tín nhiệm với giới đầu tư quốc tế để có thể tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài phục vụ phát triển kinh doanh trong nước.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (Trang 36)