phƣơng đối với đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực bất động sản.
Thành lập tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản để giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận các thông tin, pháp luật, dự án kêu gọi đầu tư và hỗ trợ để hoàn tất các thủ tục pháp lý của dự án đầu tư bất động sản để nhận giấy phép đầu tư, tháo gỡ các tranh chấp đối với các tổ chức và cá nhân trong nước. Đồng thời, đây là cầu nối tiếp cận với các cơ quan nhà nước một cách nhanh chóng.
Xây dựng cơ chế hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo tính thống nhất từ trung ương tới địa phương trong thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược. Các Bộ, ngành cần xây dựng các chương trình đề án đối tác chiến lược, danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng xây dựng các danh mục dự án đầu tư bất động sản. Đồng thời các địa phương căn cứ vào định hướng và quy hoạch phát triển để xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư ở địa phương;
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản đúng mục tiêu và định hướng, hoạt động xúc tiến đầu tư cần tiếp tục được đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các đối tác tiềm năng có năng lực về vốn và năng lực xây dựng, vận hành quản lý khu đô thị và khu nhà ở, các dự án tổ hợp đa năng. Không xúc tiến đầu tư theo địa giới hành chính để đảm bảo tính khu vực, liên vùng, liên ngành cao, tận dụng cao nhất các tiềm năng, thế mạnh của vùng, miền và giảm đầu tư theo phong trào, theo thành tích;
Đối với các chương trình xúc tiến kêu gọi đầu tư, cần hướng chủ yếu vào các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới để thu hút những dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại; nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thường xuyên cập nhật thông tin về định hướng và mục tiêu tìm kiếm thị trường, dự án đầu tư của các tập đoàn quốc tế lớn để cung cấp cho các cơ quan và tổ chức trong nước.
3.2.3.2 Hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giữa các Bộ, ngành và các địa phƣơng.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo công tác này được thực hiện chất lượng, tuân thủ quy trình, thủ tục thẩm tra, cấp - điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật là cơ sở cho việc thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án đầu tư (như suất đầu tư, vốn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ…)
Xây dựng các tiêu chí cụ thể về khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực bất động sản để phục vụ cho công tác đánh giá, thẩm định và lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư nước ngoài để sàng lọc các nhà đầu tư và các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiêu chí cụ thể được xây dựng nhằm mục tiêu khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực, dự án có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội, hiệu quả đóng góp kinh tế xã hội cao, hỗ trợ hình thành phát triển nguồn nhân lực chất lượng. Tăng cường hiệu quả phối, kết hợp giữa cơ quan Trung ương và các địa phương về quản lý đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản;
Các cơ quan Trung ương và địa phương cần chú trọng triển khai công tác phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương thông qua các cuộc giao ban định kỳ về đầu tư nước ngoài; tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại chính sách với cộng đồng doanh nghiệp thông qua kênh diễn đàn doanh nghiệp, các sáng kiến chung Việt Nam và các nước, gặp mặt với một số hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kiểm tra, đánh giá lại quá trình phân cấp cho địa phương. Trong thời gian qua đã phát sinh hệ quả là các địa phương vận dụng quy định pháp luật khác nhau nhằm thu hút đầu tư tạo ra các tiền lệ không bình đẳng giữa các nhà đầu tư và các địa phương. Đổi mới cơ chế ưu đãi, phân cấp về thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho
các địa phương để khắc phục việc không thống nhất về cơ chế ưu đãi đầu tư giữa các địa phương trong thời gian qua.