Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỉ lệ lao động trẻ, giá thấp, tuy nhiên phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước thành công nhất, trong đó coi giáo dục là mối quan hệ hàng đầu, chú trọng giáo dục đại học, số người tốt nghiệp và chủ động công tác đào tạo
lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường. Đồng thời, thực hiện chính sách thu hút nhân tài, mang tính đột phá như: cho phép người nước ngoài tham gia vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ…
1.4.8 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước.
Nhà nước trao quyền chủ động hơn cho các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để môi trường đầu tư được thuận lợi hơn. Mặt khác, Nhà nước làm tốt vai trò định hướng và điều tiết vĩ mô nhằm giúp cân bằng lợi ích giữa các thành phần kinh tế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua những lý giải trên chúng tôi đã trình bày một cách tổng quát về các vấn đề cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm khái niệm về đầu tư, các hình thức đầu tư, có nhiều hình thức đầu tư nhưng chúng tôi căn cứ vào tính chất đầu tư để chia đầu tư thành hai loại là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tiếp theo, chúng tôi phân tích các loại hình vốn đầu tư gồm vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp.
Ngoài ra, trong chương 1 cũng đã nghiên cứu một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Một số bài học kinh nghiệm về hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của một số nước trên thế giới có thể áp dụng vào Việt Nam.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN
2.1 Tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam
2.1.1.Tình hình chung về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2.1.1.1 Về số lƣợng dự án đƣợc cấp phép, vốn đầu tƣ đã đăng ký.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ 2001 đến hết 2011, cả nước có 11.172 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 154,7tỷ USD và 4.592 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư tăng thêm là hơn 28,8tỷ USD. Tính chung cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm là hơn 183,5 tỷ USD. Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, có 10.057 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 155,9tỷ USD.(Chi tiết xem Phụ lục 1)
Đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001-2011 tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm gần 59% tổng vốn đầu tư đăng ký (trong đó: các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong cả nước đã thu hút được gần 4.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 90 tỷ USD, chiếm 46% tổng vốn FDI của cả nước); tiếp theo là lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án xây dựng khu đô thị, khách sạn, khu vui chơi với vốn đầu tư chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nguồn: Cục đầu tƣ Nƣớc ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
Kinh Doanh BĐS, 25% Xây Dựng, 6% Dịch vụ lƣu trú và Ăn uống, 6% Các ngành khác, 14% CN chế biến, chế tạo, 59%
2.1.1.2 Tình hình thực hiện góp vốn, huy động vốn.
Khoảng 65% dự án đã triển khai góp vốn thực hiện với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt hơn 69,4 tỷ USD ((bao gồm cả vốn thực hiện các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước hạn), chiếm gần 45% tổng vốn đăng ký trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng trên 55 tỷ USD, chiếm khoảng 80% tổng vốn thực hiện. Như vậy, còn khoảng 35% dự án chưa triển khai góp vốn theo quy định.
2.1.1.3 Tình hình sử dụng đất.
Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tính đến năm 2010 các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng 55.787 ha đất, trong đó diện tích đất do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sử dụng là 36.530 ha (chiếm 65,5%), do các doanh nghiệp liên doanh sử dụng là 19.257 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 25.046 ha, đất ở tại đô thị là 437 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 21.913 ha. Trong 5 năm từ 2005 đến 2010, tổng diện tích đất do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đã tăng 37,14% ( từ 35.068 ha lên 55.787 ha).
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên toàn quốc. (Đơn vị tính: ha) STT Mục đích sử dụng loại đất Năm 2005 Năm 2010 Diện tích sử dụng đất theo các đối tƣợng Diện tích sử dụng đất theo các đối tƣợng Liên doanh 100% vốn nƣớc ngoài Liên doanh 100% vốn nƣớc ngoài 1 Tổng diện tích 14.060 21.008 19.257 36.530 1.1 Đất nông nghiệp 4.193 16.728 5.318 25.351
1.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.053 5.419 5.301 4.666 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 181 2.258 2.270 442 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.794 3.161 2.756 4.224
1.3 Đất rừng đặc dụng 20 - 20 -
1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 139 1.157 228 2.804
1.5 Đất làm muối 407 - - 380
2 Đất nông nghiệp khác 93 124 8 909
2.1 Đất phi nông nghiệp 9.811 4.150 13.873 11.173
2.1.1 Đất ở 413 3 749 33
2.1.2 Đất ở tại nông thôn 10 - 344 0
2.2 Đất ở tại đô thị 403 3 405 32 2.2.1 Đất chuyên dùng 9.381 4.111 13.048 11.110 2.2.2 Đất trụ sở cơ quan 208 11 - - 2.2.3 Đất quốc phòng, an ninh 1 - - - 2.2.4 Đất SX,KD phi nông nghiệp 7.980 4.012 11.777 10.136 2.3 Đất có mục đích công cộng 1.193 88 1.272 -
2.4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng - - - -
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa - - - 30
2.6 Đất sông, suối và mặt nước
chuyên dùng 1 37 74 -
3 Đất phi nông nghiệp khác 15 - 0
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng)
2.1.1.4 Hiệu quả đầu tƣ và nộp ngân sách của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI). nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI).
Thu ngân sách nhà nước từ doanh nghiệp FDI chiếm tới 20% GDP, khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp,
trên 50% kim ngạch xuất khẩu, gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu, chiếm khoảng 30 % tổng thu ngân sách nhà nước (nếu trừ thu từ dầu thô thì tỷ lệ này còn gần 15% tương đương 70% số nộp ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp nhà nước)
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2001- 2005, khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 3,67 tỷ USD ( khoảng 73 ngàn tỷ đồng) tăng bình quân 24%/ năm. Riêng 3 năm 2006,2007,2008 khu vực này đã nộp ngân sách đạt gần 5 tỷ USD, gấp 1,4 lần thời kỳ 2001-2005. Giai đoạn 2006-2010 đạt 10,54 tỷ USD, riêng năm 2011 đạt 3,5 tỷ USD. Như vậy, từ 2006-2011 số nộp ngân sách khu vực FDI đã tăng trên 14 tỷ USD ( khoảng 290 ngàn tỷ đồng), tăng gấp 4 lần giai đoạn 2001-2005. Đơn vị tính:Tỷ đồng 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Tổng thu ngân sách Thu cua khu vực FDI
(Nguồn: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ năm 2011)
Biểu đồ 2.2: Tình hình thu ngân sách từ đầu tƣ nƣớc ngoài
2.1.1.5 Thực trạng hoạt động vay, trả nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI). tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI).
Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó có doanh nghiệp FDI hoạt động trong mọi lĩnh vực, không bóc tách số liệu phân bổ theo ngành nghề kinh doanh. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước không có số liệu về vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà
chỉ có số liệu vay trả nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp FDI nói chung, cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Tỷ lệ % vay nƣớc ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp FDI trên tổng số vay trả nợ nƣớc ngoài trung, dài hạn của mọi loại hình doanh nghiệp.
Năm Đăng ký vay Dƣ đầu kỳ Rút vốn Trả nợ gốc Trả nợ lãi Dƣ cuối kỳ 2009 74,6% 61,9% 40,6% 76,6% 60,1% 50,5% 2010 76,9% 50,5% 53,4% 67,4% 61,5% 47,7% 2011 56,4% 47,7% 40,9% 65,7% 50% 42,9%
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm 2012)
Bảng trên cho thấy một xu hướng vận động trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI trong 3 năm qua như sau:
Mức vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp FDI có biểu hiện tăng nhẹ: Mức đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp FDI tăng nhẹ từ 3-8% qua các năm từ 2009-2011. Dư nợ cuối các năm từ 2009-2011 tăng từ 6,3- 6,5%/năm.
Diễn biến vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp FDI thể hiện tác động của khủng hoảng và hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và sự phục hồi kinh tế năm 2011: Trong năm 2009, mức rút vốn, trả nợ vẫn ở mức cao do các doanh nghiệp FDI vẫn thực hiện rút vốn, trả nợ các khoản vay đã đăng ký từ trước năm 2009, đặc biệt là những khoản vay thực hiện trong năm 2008, khi tổng mức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở mức tương đối cao. Qua năm 2010, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài (trong đó có đầu tư vào Việt Nam), đồng thời các bên cho vay nước ngoài cũng không tránh khỏi những khó khăn về nguồn vốn để cho vay các dự án ở các thị trường mới nổi (trong đó có Việt Nam). Do vậy, mức rút vốn và trả nợ nước ngoài của các khoản vay trung dài hạn nước ngoài của doanh nghiệp FDI trong năm 2010 có biểu hiện giảm nhẹ so với năm 2009. Qua năm 2011, hoạt động vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng nhẹ do nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ, cuộc khủng
hoảng nợ công tại các nước Châu Âu đã khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư và cho vay tại các thị trường mới nổi tại Châu Á.
Tỷ trọng vay của doanh nghiệp FDI trong tổng mức vay của nền kinh tế có xu hướng giảm nhẹ: Trong giai đoạn 2009-2011, mức đăng ký khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp FDI trong tổng mức đăng ký vay nước ngoài của nền kinh tế giảm từ 75% trong năm 2009 xuống còn khoảng 55% trong năm 2011; mức dư nợ vay nước ngoài trung dài hạn của doanh nghiệp FDI trong tổng mức vay của nền kinh tế có xu hướng giảm nhẹ từ 50% trong năm 2009 xuống còn xấp xỉ 40% năm 2011. Xu hướng này không phản ánh sự sụt giảm trong hoạt động của khối doanh nghiệp FDI mà thể hiện sự vươn lên của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Việt Nam (cả sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân). Có thể nói, trong khi các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, đặc biệt là khối doanh nghiệp Việt Nam đang ngày một phát triển, có đủ mức độ tín nhiệm với giới đầu tư quốc tế để có thể tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài phục vụ phát triển kinh doanh trong nước.
2.1.1.6 Đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI). trực tiếp nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI).
Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Thống kê về một số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI giai đoạn 2000-2010 (xem chi tiết tại Bảng 3), cho thấy:
Giai đoạn 2000-2010: số lượng doanh nghiệp của khu vực FDI tăng 4,8 lần (từ 1.525 doanh nghiệp lên 7.254 doanh nghiệp), trong khi khu vực nhà nước lại giảm 1,75 lần (từ 5.759 doanh nghiệp xuống còn 3.283 doanh nghiệp);
Giai đoạn 2000-2010: số lượng lao động của khu vực FDI tăng 5,3 lần (từ 408 nghìn người lên 2,156 triệu người), trong khi khu vực nhà nước lại giảm 1,2 lần (từ 2,088 triệu người xuống còn 1,688 triệu người);
Giai đoạn 2000-2010: vốn doanh nghiệp của khu vực FDI tăng 7 lần (từ 240.235 tỷ đồng lên 1.687.600 tỷ đồng, trong khi đó khu vực nhà nước tăng 4,7 lần (từ 746.527 tỷ đồng lên 3.492.600 tỷ đồng);
Giai đoạn 2000-2010: giá trị tài sản cố định của khu vực FDI tăng 5,2 lần (từ 148.015 tỷ đồng lên 770.400 tỷ đồng), trong khi khu vực nhà nước tăng 7 lần (từ 229.856 tỷ đồng lên 1.601.800 tỷ đồng);
Giai đoạn 2000-2010: doanh thu thuần của khu vực FDI tăng gấp 8,6 lần trong khi doanh thu thuần của khu vực nhà nước chỉ tăng 4,2 lần;
Giai đoạn 2000-2008: thuế và nghĩa vụ tài chính phải nộp của khu vực FDI tăng 5 lần (từ 23.928 tỷ đồng lên 118.640 tỷ đồng) trong khi của khu vực nhà nước chỉ tăng 2,6 lần (từ 30.760 tỷ đồng lên 80.048 tỷ đồng)
Giai đoạn 2000-2007: thu nhập bình quân của người lao động khu vực FDI tăng 1,4 lần (từ 19,86 triệu đồng lên 28,74 triệu đồng) trong khi khu vực nhà nước tăng 3,1 lần (từ 12,3 triệu đồng lên 38,87 triệu đồng). Thu nhập bình quân của người lao động khu vực FDI những năm 2003 trở về trước cao hơn lao ở khu vực nhà nước. Từ 2004-2007 thu nhập bình quân của người lao động khu vực FDI lại thấp hơn khu vực nhà nước.
Như vậy, qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy: số lượng doanh nghiệp khu vực FDI ngày càng tăng, sử dụng lao động ngày càng nhiều hơn và hiệu quả đầu tư của khu vực FDI cao hơn. Thêm vào đó, mặc dù thu nhập bình quân của người lao động khu vực FDI không cao bằng khu vực nhà nước (số đông người lao động có thu nhập không cao nhất là công nhân trong các khu công nghiệp), giá trị tài sản cố đinh của khu vực FDI ít hơn khu vực nhà nước, nhưng thuế và nghĩa vụ thuế tài chính phải nộp của khu vực FDI nhiều hơn.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, xã hội của các doanh nghiệp nhà nƣớc, ngoài nhà nƣớc và các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2000 – 2010. Hạng mục Khu vực 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số lƣợng doanh nghiệp Nhà nước 5,759 5,355 5,363 4,845 4,596 4,086 3,706 3,494 3,328 3,364 3,283 Ngoài NN 35,004 44,314 55,237 64,526 84,003 105,167 123,392 147,316 196,776 238,932 282,124 FDI 1,525 2,011 2,308 2,641 3,156 3,697 4,220 4,961 5,626 6,546 7,254 Số lƣợng lao động (nghìn ngƣời) Nhà nước 2,088 2,114 2,260 2,265 2,250 2,038 1,900 1,743 1,725 1,735 1,688 Ngoài NN 1,041 1,330 1,707 2,050 2,475 2,979 3,370 3,933 4,691 5,266 6,244 FDI 408 489 691 860 1,044 1,221 1,445 1,685 1,829 1,919 2,156 Vốn doanh nghiệp (tỷ VND) Nhà nước 746,527 821,362 895,162 1,018,615 1,216,538 1,444,948 1,742,171 1,938,800 2,742,800 3,001,600 3,492,600 Ngoài NN 113,497 161,582 237,381 337,155 495,691 698,739 983,988 1,442,900 2,396,400 3,549,200 5,519,100 FDI 240,235 267,955 308,196 368,788 449,274 527,964 655,456 758,700 993,800 1,221,800 1,687,600 Giá trị tài sản cố định (tỷ VND) Nhà nước 229,856 263,152 309,083 332,076 359,953 486,561 794,193 871,400 1,340,500 1,604,800 1,601,800 Ngoài NN 33,916 51,050 72,663 102,946 147,222 196,200 298,296 591,188 958,000 1,289,200 2,152,700 FDI 148,015 162,313 170,579 210,483 237,362 269,676 337,293 390,186 515,500 690,300 770,400 Doanh thu thuần (tỷ VND) Nhà nước 444,673 482,447 621,172 679,250 725,763 858,798 993,295 1,089,100 1,556,000 1,440,500 1,877,000 Ngoài NN 203,155 273,879 364,844 485,104 644,087 860,338 1,142,571 1,635,200 2,869,700 3,272,300 4,126,100 FDI 161,957 179,890 225,651 292,854 381,083 476,442 607,073 735,500 958,600 1,072,300 1,386,000 Thuế và nghĩa vụ TC phải nộp (tỷ VND) Nhà nước 30,760 52,332 57,583 53,423 56,131 67,635 72,174 82,312 80,048 Ngoài NN 6,048 7,405 11,861 16,472 22,605 29,991 33,993 58,403 90,495 FDI 23,928 26,665 40,146 39,278 62,856 62,671 85,721 79,029 118,640 Thu nhập bình quân của ngƣời lao
động (triệu VND) Nhà nước 12.30 13.52 15.29 19.08 20.05 25.75 31.41 38.87 Ngoài NN 8.27 9.00 10.02 11.47 12.54 14.58 16.90 22.81 FDI 19.86 18.70 18.56 19.28 19.69 21.39 24.03 28.74