Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 80)

6. Kết cấu của luận văn

2.5.2.3.Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các chỉ tiêu, thang đo với 23 biến quan sát đảm bảo độ tin cậy và 1 biến bị loại khỏi mô hình, phân tích EFA được tiến hành để đánh giá lại các biến quan sát theo các thành phần. Phương pháp rút trích được chọn để phân tích EFA là phương pháp Principal Component với phép quay Varimax.

 Thực hiện phân tích nhân tố cho các biến độc lập trong năm chỉ tiêu CX, TH, NL, AH, CN và thu được các kết quả như sau:

Bảng 2.19: Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập

Đơn vị tính: Đơn vị

Biến quan sát Ma trận xoay nhân tố

1 2 3 4 5 CX2 0,821 CX5 0,789 CX4 0,785 CX3 0,770 CX1 0,718 AH4 0,843 AH1 0,825 AH3 0,775 AH2 0,715 CN4 0,839 CN2 0,829 CN1 0,703 CN3 0,670 TH3 0,766 TH4 0,763 TH2 0,743 TH1 0,722 NL2 0,788 NL1 0,783 NL4 0,757 Tổng phương sai rút trích = 76,826%

Giá trị kiểm định KMO and Bartlett's = 0,934 Giá trị Sig. =0,000

Giá trị Aprox. Chi-Square trong Bartlett's Test of Sphericity = 3,672E3 Eigenvalues cho ra năm giá trị = 1,018

(Nguồn: Phụ lục 8)

= 0, nghĩa là giữa các biến trong tổng thể có mối quan hệ với nhau. Ngoài ra khi sử dụng Bartlett's Test of Sphericity để kiểm định giả thuyết H0, giá trị Approx. Chi - Square rất lớn = 3,672E3, nên bác bỏ giả thuyết H0. Tất cả phân tích trên cho thấy phân tích EFA là phương pháp phân tích thích hợp.

Tại các mức giá trị riêng > 1, với phương pháp rút trích và phép quay Varimax, Eigenvalues cho ra năm giá trị = 1,018 > 1 nên rút trích được năm nhân tố và 20 biến quan sát với tổng phương sai rút trích dùng để giải thích các nhân tố là 76,826% > 50% thể hiện năm chỉ tiêu giải thích được 76,826% biến thiên của dữ liệu, chứng tỏ việc thiết lập mô hình là phù hợp.

Kết quả ma trận xoay nhân tố qua phân tích cho ra năm chỉ tiêu với các biến đo lường cho mỗi chỉ tiêu có hệ số tải nhân tố đều > 0,5 thể hiện các biến quan sát đều có tương quan khá mạnh với các chỉ tiêu.

 Thực hiện phân tích nhân tố các biến phụ thuộc trong thang đo CLDV và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.20: Kết quả phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc

Đơn vị tính: Đơn vị, %

Biến quan sát Ma trận xoay nhân tố

1

CL3 0,888

CL2 0,867

CL1 0,860

Phương sai rút trích = 76,000%

Giá trị kiểm định KMO and Bartlett's = 0,724 Giá trị Sig. =0,000

Giá trị Aprox. Chi-Square trong Bartlett's Test of Sphericity = 295,421 Eigenvalues cho ra một giá trị = 2,280

(Nguồn: Phụ lục 8)

Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc cho ra các kết quả sau: Kiểm định KMO và Bartlett’s cho hệ số KMO là 0,724 > 0,5 với mức ý nghĩa Sig. = 0; giá trị Approx. Chi - Square rất lớn = 295,421 nên bác bỏ giả thuyết H0; Eigenvalues cho ra một giá trị = 2,280 > 1. Tất cả cho thấy việc phân tích nhân tố EFA và thiết lập mô hình là rất thích hợp.

Với phương pháp rút trích nhân tố Principal components và phép quay Varimax đã trích được một nhân tố duy nhất với ba biến quan sát và phương sai rút trích đạt 76,000% > 50% là phù hợp. Ngoài ra, các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố khá cao, đều > 0,5 tức đạt yêu cầu. Như vậy, thang đo

“Chất lượng dịch vụ” đạt giá trị hội tụ.

Các kết quả phân tích nhân tố cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Mô hình vẫn giữ lại năm chỉ tiêu đo lường chất lượng dịch vụ nhưng được hiệu chỉnh số biến từ 24 biến thành 23 biến quan sát. Tất cả các biến độc lập và phụ thuộc quan sát trong từng thành phần tương ứng đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 80)