Nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.1.2.Nhân tố kinh tế xã hội

Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh góp phần giúp ngân hàng phát triển mạnh mẽ dịch vụ Internet - banking trên thị trường. Nhưng điều đó cũng tạo ra những thách thức mà

ngân hàng phải đối mặt như nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ để không bị lạc hậu, ngày càng hội nhập, tiếp thu các chuẩn mực quốc tế để dịch vụ được chuẩn hóa và tăng khả năng cạnh tranh với dịch vụ tại ngân hàng khác. Mặt khác, xã hội phát triển thì nhu cầu sử dụng Internet cho các hoạt động kinh doanh trong đó có giao dịch ngân hàng của mọi người cũng nhiều hơn và đòi hỏi phải tốt hơn trước nên dịch vụ Internet - banking cũng phải luôn thay đổi. Do đó tình hình kinh tế - xã hội cũng góp phần quyết định xem chất lượng của dịch vụ Internet - banking có tốt hay không.

Bảng 2.5: Thống kê số người sử dụng và tỷ lệ dân số Việt Nam sử dụng Internet

Đơn vị tính: Triệu người, %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Số người sử dụng Internet 22,78 26,78 30,55 32,61 Tỷ lệ dân số sử dụng Internet 26,55 31,11 35,07 36,73

(Nguồn: http://www.thongkeinternet.vn, giai đoạn 2009 – 2012)

Kinh tế - xã hội ở đây còn được thể hiện ở sự hiểu biết và khả năng chấp nhận công nghệ của khách hàng. Số người và tỷ lệ dân số sử dụng Internet đang ngày càng phát triển tại Việt Nam thể hiện trình độ trí thức của người dân ngày càng cao và Internet trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế đời sống. Giao dịch ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ, đây chính là điều kiện tốt để ngân hàng gia tăng thị phần khi biết nắm bắt thị hiếu mà khách hàng đặt ra cho dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 55)