0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Dư nợ tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 43 -43 )

6. Kết cấu của luận văn

2.1.4.3. Dư nợ tín dụng khách hàng

Hình 2.4: Dư nợ tín dụng khách hàng hợp nhất tại ACB giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2012 đánh dấu sự khác biệt đáng kể của ACB trong hoạt động tín dụng so với các năm trước. Nếu như các năm 2009, 2010, 2011 mức dư nợ cho vay đều tăng trưởng, cao nhất là năm 2010 với 39,83%, theo sau là năm 2011 với 17,91%; thì sang năm 2012, mức cho vay đã chững lại còn 102.815 tỷ đồng, gần như không tăng trưởng so với năm 2011 khi chỉ tăng 6 tỷ đồng. Nguyên nhân do chủ trương của nhà nước hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động nên kéo theo việc mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn có một số khó khăn khác như năm 2012 tiếp tục là năm kinh doanh đầu tư khó khăn của các doanh nghiệp, hàng tồn kho quá nhiều nhưng việc mua bán hàng hóa lại chậm khiến các doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp để vay nhằm đầu tư, sản xuất, số lượng doanh nghiệp thua lỗ, phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tăng cao khiến hoạt động tín dụng của ACB cũng như cả hệ thống NHTM Việt Nam càng gặp khó khăn; tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới;… Cơ cấu nợ cũng có những chuyển biến trong thời gian qua. Nếu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu đạt 918 tỷ đồng thì sang năm 2012 đã tăng hơn 2,5 lần đạt 2.571 tỷ đồng, cho thấy phần nào ngân hàng đã có chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa hiệu quả. Đối với cơ cấu các doanh nghiệp cho vay, ngân hàng vẫn dành nhiều thị phần cho các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, chiếm hơn 52% tức 54.396 tỷ đồng. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đối tượng mà ngân hàng lựa chọn để hỗ trợ vốn hiện nay khá phù hợp, tạo nhiều cơ hội phát triển, giúp giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.

Mặc dù chính sách quản lý rủi ro kém hiệu quả, xét ở góc độ khác, chiến lược tín dụng của ngân hàng cũng có những thay đổi trong định hướng khá phù hợp với thực tế. Điển hình nếu lúc trước, ngân hàng chỉ chú trọng mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh thì với tình hình khó khăn hiện nay, ngân hàng đã điều chỉnh thành chính sách “Tuân thủ các quy định của nhà nước, tăng trưởng thận trọng, tăng cường kiểm soát chất lượng và cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng ưu tiên lĩnh vực sản xuất, hạn chế cấp vốn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, kinh doanh chứng khoán, bất động sản”. Do đó, mức dư nợ tín dụng mà ngân hàng duy trì được bằng với năm 2011 mà không giảm trong năm 2012 cũng phần nào là nỗ lực rất lớn từ phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 43 -43 )

×